Xung quanh cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp François Mitterrand

 

   Khi quyết định viếng thăm Việt Nam theo lời mời của nhà cầm quyền cộng sản, Tổng thống Pháp đă v́ những tính toán cá nhân và thiển cận hữu ư chà đạp ḷng khao khát tự do của dân Việt Nam. V́ muốn được ghi trong sách sử là nguyên thủ quốc gia Pháp đầu tiên chính thức sang nướcViệt Nam độc lập, và để mua chuộc sự ưu đăi của giới lănh đạo Việt Nam đối với các công ty Pháp, ông Francois Mitterrand đă vội vàng, không chịu đợi chính thể độc tài cộng sản Việt Nam sụp đổ, và sẵn sàng bảo lănh cho một chế độ bị quần chúng ghét bỏ.

 

   Biện luận của giới chính trị Pháp và Việt Nam thiên cộng là cộng sản Việt Nam đă thay đổi, rằng đời sống ở Việt Nam đă cởi mở, nền kinh tế Việt Nam đương mở mang ; muốn giúp nước Việt Nam, phải cổ vơ cho chế độ hiện tại để họ đi xa hơn nữa trong sự đổi mới. Nhờ được nhiều cựu phần tử quốc gia ngả theo tán thưởng, biện luận kia đương được phổ biến trong giới người Việt hải ngoại, rất thích thú có lư do chính đáng để quên đi những căn nguyên đă khiến họ rời bỏ quê hương, đồng thời để trở về cố quốc du lịch và thăm nhà nhân thể, nếu không là để làm áp-phe.

 

   Luận điệu trên không đứng vững trước những nhận xét về thực trạng Việt Nam. So với thời trước 1987 dân Việt Nam quả được dễ thở hơn nhờ nhà cầm quyền cộng sản nới rộng ṿng kiểm tỏa. Sách báo được quyền nói lên những thất vọng và tủi nhục của đời sống trong xă hội chủ nghĩa, nhưng với điều kiện không được đặt thành vấn đề sự lănh đạo của Đảng cũng như những huyền thoại về Bác và Cách mạng. Cho nên một tiểu thuyết như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh vẫn được phép xuất bản và đọat cả giải thưởng văn chương (1991) mặc dầu có tác động rất mạnh trong lối diễn tả sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam cùng nỗi tuyệt vọng của các thành phần xă hội dưới chế độ cộng sản, bởi không hề đặt những câu hỏi chính trị cơ bản, trong khi “Tiểu thuyết vô đề” của Dương Thu Hương kém tài khích động độc giả hơn lại bị cấm v́ dám bàn về thể chế và quyền lực. Sự đổi mới về chính trị xă hội của chế độ Đảng trị (được tiếp tục khẳng định trong tân hiến pháp) hết sức giới hạn, không tự nó đi đến tự do dân chủ là thể chế tương phản với nó, vậy nên mọi sự đ̣i hỏi tự do dân chủ tại Việt Nam tức khắc bị bóp nghẹt và những nhà dân chủ Việt Nam như Đoàn Viết Hoạt bị đàn áp thẳng tay.

 

   Đảng c̣n chỉ đạo và cơ cấu của Đảng c̣n làm khung cho các cơ sở quản lư hành chánh, các cán bộ ít học của Đảng c̣n nắm giữ các guồng máy nhà nước, kinh tế Việt Nam c̣n bế tắc. Dĩ nhiên, nhờ sự giao thông đỡ bị kiểm soát và sự buôn bán, dù là buôn bán lậu trốn thuế, tấp nập hơn trước, chợ phố tại Việt Nam coi có vẻ phồn thịnh, hàng hóa đủ loại được trưng đầy rẫy ; ngoại (Việt) kiều với măi lực cao sang (về) Việt Nam được dịp tiêu pha thỏa chí, không đoái hoài tới đại đa số dân Việt đang đói meo xung quanh. Họ đâu để ư đến các viên chức có đồng lương không đủ chi tiêu eo hẹp trong một tuần, nên ai nấy phải lo chạy chọt làm vặt thêm, tức sao lăng công việc sở và gây thiệt hại cho sức khỏe bản thân? Báo chí trong nước (Thanh niên, Tuổi trẻ) tha hồ than văn vè sự phá sản của nền giáo dục toàn quốc phát xuất từ sự khốn cùng của giới giáo chức cùng tŕnh độ vật chất và tinh thần thấp kém của học sinh, nhâ cầm quyền chẳng có biện pháp ǵ. 

 

   Trẻ con ở Việt Nam không được dạy dỗ tử tế mà người lớn cũng chẳng đủ tư cách làm gương cho chúng. Nạn tham nhũng buôn lậu hoành hành một ngày một mạnh, không báo nào trong nước không nhắc tới, nhưng nhà cầm quyền chịu thua v́ các tội ph­ạm thường nằm trong chính các cơ quan nhà nước, sử dụng những phương tiện của nhà nước.V́ viên chức nào cũng phải lo kiếm chác ngoài nghề chính thức để sống, chẳng gần th́ xa, thế nào cũng dây dưa tới tham nhũng và buôn lậu, những tệ này có tính cách dây chuyền rất khó trị. 

 

  Căn cứ trên sự hiện hữu của một số công ty tư và sự mất tin tưởng vào thuyết cộng sản của gần toàn thể cán bộ, nhiều người không coi chế độ Việt Nam hiện tại là một chế độ cộng sản mà là một chế độ độc tài thường, phỏng theo chế độ của các tiểu long ở Á Châu. Nghĩ như vậy thật chủ quan và quên rằng sự đảng trị của nhà nước xă hội chủ nghĩa không dựa trên nền đa đảng và tự do bầu cử,  không được ḷng dân và sợ dân đến nỗi phải trông cậy vào quân đội (chủ tịch nhà nước Lê Đức Anh cũng như bộ trưởng bộ quốc pḥng Đoân Khuê là tướng) để pḥng ngừa dân nổi dậy.

 

  Thực ra, ngoài tính toán cá nhân của ông Mitterrand, chính phủ Pháp chỉ muốn làm thân với nhà cầm quyền Việt Nam để dọn đường đầu tư buôn bán cho công ty xí nghiệp Pháp, bất kể chế độ c̣n cộng sản hay không. Nhưng v́ họ vẫn tự cho nước họ là sinh quán của khái niệm nhân quyền, họ phải giả đ̣ làm như đối tượng của họ xứng đáng được bang giao với. Trong cuộc tranh đấu chống chính quyền cộng sản, người Việt Nam quốc gia tại Pháp không thể ngăn chính phủ Pháp nghĩ tới quyền lợi kinh tế của nước họ, nhưng vẫn làm được áp lực tinh thần với nhà hữu trách Pháp bằng cách vạch trần bộ mặt  gian trá của Hà Nội và dẫn chứng cho họ thấy rằng sự bấp bênh của nền kinh tế Việt Nam do Đảng quản lư sẽ không mang lại cho nước Pháp những mối lợi mong muốn.

 

16/11/1993

 

Retour à DPN