Vết lăn trầm

 

Song song với các cuộc liên hoan tưng bừng được tổ chức suốt năm 2000 có mục đích phô trương thanh thế Đảng, Lê Khả Phiêu cùng phe nhóm không ngừng ra nỗ lực nắm lại chặt chẽ guồng máy nhà nước có nguy cơ phân hóa dưới ảnh hưởng của những tư tưởng bất chính thống lùa theo chính sách “đổi mới ». Khoảng mười năm nay,  yêu sách tự do dân chủ không chỉ được hô hào từ phía tư bản hay « ngụy » quyền cũ mà được đề xướng bởi chính một thành phần xuất thân tự ḷng Đảng. Thoạt đầu hạn chế trong những buổi họp nội bộ, các biểu quyết và kiến nghị  đặt ư thức hệ thành vấn đề, phê b́nh đường lối Đảng, rồi kêu gọi sự dân chủ hóa đất nước, dần dần, v́ không ăn thua ǵ, được đưa ngầm ra ngoài để tranh thủ dư luận.

 

Như mỗi khi bị đe dọa  rạn nứt hăy nhớ các thời “trăm hoa đua nở » và “xét lại » Đảng ta t́m cách siết lại hàng ngũ, phát động một cuộc kiểm thảo toàn bộ,  và bám vào đàn anh láng giềng Trung Quốc để củng cố lại địa vị, bất kể cái giá đất nước và người dân bất hạnh phải trả,  Xu hướng thiên Hoa, b́nh thường ngay thời Liên Sô tại v́ đă mạnh, nay Liên Sô không c̣n nữa, nó trở thành độc tôn hễ có triệu chứng Đảng lâm nguy. Dĩ nhiên đối với một nước láng giềng khổng lồ đông dân giàu lực, một tiểu quốc nghèo yếu như Việt Nam bắt buộc phải luôn luôn cảnh giác và giữ t́nh giao hảo, nhưng đảng cộng sản Việt Nam đặc biệt biến t́nh hữu nghị tất yếu thành một sự lệ thuộc ươn hèn. Bắc Kinh làm ǵ là Hà Nội toa rập theo ngay, không cần đắn đo phải trái, không đợi xem hậu quả tốt xấu. Số hàng vạn nạn nhân chiến dịch cải cách điền địa theo kiểu Mao (1953-56) chẳng làm sờn ḷng Đảng. Cuộc chiến Hoa-Việt năm 1979, được Bắc Kinh xấc xược gọi là một « bài học » cho lũ đàn em, khiến Đảng nguôi thờ Trung cộng một thời gian, nhưng do thói nào tật ấy, từ khi b́nh thường hóa trở lại quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh năm 1991, Đảng dần dà bước vào vết lăn trầm cũ.

 

Sự tấn phong Lê Khả Phiêu cuối năm 1997 vào chức tổng bí thư Đảng đánh dấu sự đắc thắng của nhóm thiên Hoa và sự qui thuận Bắc Kinh của Nhà nước xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Kể từ 1998, quan hệ giữa hai nước không nằm trong khuôn khổ ngoại giao b́nh thường nữa mà gần giống như liên hệ của một thuộc quốc đối với thiên triều : động một chút là Hà Nội gửi người sang hỏi ư Bắc Kinh. Như Nayan Chanda cho biết, riêng năm 1998 có tới 148 cuộc trao đổi chính thức trong đó có 52 cuộc trao đổi giữa cấp thứ trưởng trở lên (con số này nhảy lên 80 năm 1999). Chính Lê Khả Phiêu hai lần (1999, 2000) đi thỉnh giáo Giang Trạch Dân, lần thứ hai có lẽ hơi lộ liễu nên không dám công bố. Cũng như không được công bố nội dung của một thỏa ước Hoa-Việt về biên giới đường bộ chắc hẳn có nhiều nhượng bộ của Hà Nội. Sự phục tùng Bắc Kinh của nhóm Lê Khả Phiêu trở thành lố bịch với vụ thương ước Mỹ-Việt : trước tháng 5/2000, hồi bang giao thương mại Mỹ-Hoa chưa ngă ngũ, Hà Nội sợ gió đàn anh bác bỏ một dự thảo thương ước đă thỏa thuận, đến ngày 24/5 thấy thương ước Mỹ-Hoa được quốc hội Mỹ chấp thuận, Việt Nam đổi ư, muốn kư thương ước, nhưng đến lượt Hoa Kỳ bực ḿnh làm khó dễ.

 

Mặc bỏ ngoài tai những li cảnh cáo xuất phát ngay từ nội bộ về mối nguy Hoa hóa đất nước với sự lệ thuộc chính trị và kinh tế, chống lại những yêu cầu trung ḥa tính bất b́nh đẳng tai hại trong quan hệ Hoa-Việt bằng cách đón nhận ảnh hưởng của Tây phương và các nước khác trong khu vực, Đảng tự nguyện theo gót Trung cộng, hứa sẽ tuân thủ các quyết nghị của Đại hội đảng cộng sản sẽ họp sang năm tại Bắc Kinh . Hiện tại, noi gương đàn anh, Hà Nội mạnh tay đàn áp chính trị và tôn giáo, thêm khắc nghiệt đối với số người cả gan đ̣i hỏi dân chủ như Hà Sĩ Phu, tác giả loạt bài “Chia tay ư thức hệ » (phổ biến năm 1993), đang bị đe dọa xử tử. Chính thống vượt thầy, Đảng ta quay về tôn chỉ « đỏ hơn chuyên », khiến kinh tế tŕ trệ không thoát khỏi gông cùm của thời quản lư quốc doanh quan liêu khó ḷng đương đầu được với sự cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực khi ASEAN băi bỏ quan thuế nội vực năm 2006.

 

Hỡi ôi, chỉ v́ tham quyền cố vị mà một nhóm lănh đạo vô liêm sỉ không ngần ngại đưa đất nước vào quỹ đạo của kẻ thù ngàn năm, hỏi xem con cháu nhà Hồ ngày nay khác ǵ gia thuộc nhà Hồ xưa ?

 

6/6/2000

Retour à DPN