Vấn đề tộc Thượng miền Trung

 

Hồi đầu tháng hai, hai tỉnh Đác Lắc và Gia Lai được dịp chứng kiến trong bốn ngày liền (2-5/2/2001) vụ nổi loạn lớn mạnh nhất chống chế độ từ ngày cộng sản nắm chính quyền. Cả vạn người thuộc các tộc thiểu số miền Trung (Ê Đê hay Rhađê, Jarai, Bahnar, Kahô, vv.) rủ nhau xuống đường tấn công các trụ sở tỉnh lỵ. Ỉm chuyện không nổi, ngày 7/2 nhà cầm quyền đành phải công nhận sự kiện và ngày 9/2 cho phép báo chí nhắc qua loa đến.

 

Lịch tŕnh biến cố

 

Theo nhiều nguồn tin khác nhau, lịch tŕnh biến cố có thể được lập lại như sau :

 

-         Ngày 29/1, có hai người Thượng tên là Rahlan Pon và Rahlan Djan ở huyện Cu Prong hội viên của tổ chức Montagnard Foundation, một cơ quan có mục đích phục vụ các tộc Thượng thuộc một giáo hội Tin lành Hoa Kỳ có trụ sở tại Spartanburg, NC, bị bắt giữ và tra tấn. Được tin, dân chúng thuộc các tộc thiểu số, phần lớn theo đạo Tin lành, nổi giận, quyết định một cuộc biểu t́nh chung. Bốn giờ sáng ngày 2/2, 4000 người Thượng Gia Lai và 1200 người Thượng Đác Lắc đổ bộ từ các buôn làng đến hai tỉnh Pleiku và Ban Mê Thuột để đ̣i nhà chức trách phóng thích hai hội viên MF nói trên, đồng thời phản đối chính sách đàn áp của Nhà nước đố với dân họ. Trong cuộc xung đột tất nhiên xảy ra với cảnh sát, một số người biểu t́nh bị đánh đập tàn nhẫn. Nhờ sự can thiệp của phái đoàn đại diện chính phủ đến họp ngày 3/2 tại t́nh Kontum kế bên, cảnh sát không bắt bớ ai và dân biểu t́nh chấp nhận quay về nhà.

-         Trong khi đó, phong trào chống đối lan rộng và ngày 4/2, 20 000 dân Thượng khác đổ xô tới khắp hai tỉnh lỵ với mục đích làm ồn trước các trụ sở nhà nước. Nhưng biết trước, cảnh sát chất vật cản giữa các đường dẫn đến Pleiku và Ban Mê Thuột. Tốp 600 người đầu tới chỗ chặn đường bị cảnh sát đánh đập tơi bời đến độ 200 bị thương nặng. Phẫn nộ, các tốp khác nhất định trả đũa và trong các vụ ẩu đả xảy ra, có khoảng 20 cảnh sát viên bị thương.

-         Quân đội, được gọi đến tiếp viện cho cảnh sát, liền phong tỏa hai tỉnh, dàn quân khắp nơi và cho máy bay trực thăng tuần tra liên tục trên không. Tin chính thức ngày 7/2 cho biết trật tự được tái lập, ngoài 20 người bị bắt v́ tội kích động và phá hoại, dân biểu t́nh  đă giải tán ra về sau khi được nhà chức trách hứa thả hai hội viên MF. Nhưng hai tỉnh Gia Lai Đác Lắc vẫn bị cấm không cho du khách văng lai.

 

Lư do của cuộc nổi loạn

 

Chuyện hai hội viên MF bị bắt chỉ là sự cố xúc tác cho cuộc nổi dậy của dân Thượng miền Trung, bởi thực ra ḷng phẫn nộ của họ ấp ủ đă hàng chục năm. Cho tới 1999, khi Hà Nội ban hành chương tŕnh 135 nhằm nâng cao đời sống của các tộc thiểu số, họ dường như những đứa con bỏ rơi của chế độ. Mặc dầu Nhà nước khoe khoang đă khiến toàn dân đủ ăn, năm 1999, theo lời của nhà báo ly khai Nguyễn Thah Giang, tại vùng Cao nguyên Trung phần, vẫn c̣n 2,3 triệu người chịu đói, có khi cả 3-4 tháng trời không có ǵ để ăn. Tính theo thống kê, tử suất của dân Thượng lớn gấp ba tử suất của người Kinh. Các tộc thiểu số miền Trung bị ghét bỏ thêm v́ đă từng phát sinh ra FULRO (tên ghép chữ đầu của « Mặt trận thống nhất cho các chủng tộc bị đàn áp » viết bằng tiếng Pháp), một tổ chức chính trị được thành lập năm 1964 với sự trợ giúp của Nam Vang để đối đầu với chính phủ Việt Nam cộng ḥa, nhưng trở về với chính phủ cộng ḥa năm 1968 để rồi trợ lực cho quân đội quốc gia trong cuộc chiến tranh chống cộng. Sau 1975 những người ở lại thuộc về tổ chức này (khoảng 2000 người năm 1986) không chịu bỏ súng, tiếp tục cuộc chiến lẻ loi ; đến tận 1990-92 khi Nhà nước phái cả đội quân 18 000 người chống lại họ, FULRO mới bị dẹp tan.

 

Trước khi cộng sản nắm trọn quyền trên lănh thổ Việt Nam, các tộc thiểu số miền Trung có đời sống tương đối dễ chịu, ngoại trừ 10 năm (1955-64) bị chính phủ Ngô Đ́nh Diệm bắt phải Việt hóa – Để chống lại chính sách này, năm 1958 người Thượng đă lập nên phong trào đ̣i tự trị BaJaRaKa (lấy đầu tên của 4 tộc thiểu số chính), tiền thân của FULRO –. Các chế độ nối tiếp nhau, Nguyễn triều, Pháp thuộc, Bảo Đại, Cộng ḥa luôn luôn ưu đăi các tộc thiểu số, tôn trọng quyền giữ ngôn ngữ và tập quán của họ, và đặc biệt công nhận quyền sở hữu của họ trên đất đai cổ truyền. Nhưng những quyền này chẳng có nghĩa lư ǵ đối với môn đồ của một chủ thuyết san bằng trí óc và tước bỏ quyền sở hữu tư. Trong thời chiến Nam Bắc, để lôi cuốn người Thượng, Hà Nội có hứa sẽ cho họ tự trị, nhưng sau khi đắc thắng nhà càm quyền nuốt liền lời hứa, đưa toàn những chính sách tai hại đối với sự tồn tại của họ. Ngay năm 1976, với ư chí biến miền Cao nguyên thành một vùng kinh tế mới, Nhà nước ép buộc hàng vạn dân Thượng miền Trung rời bỏ buôn làng cố hữu ra ở ngoài khu hoạch định, để nhường chỗ cho di dân Bắc Kỳ (cả người Thượng lẫn người Kinh) đến lập nghiệp. Chẳng bao lâu, trên đất cổ truyền ph́ nhiêu của tộc Thượng mọc lên hàng dẫy đồn điền trù phú trồng hố tiêu và đặc biệt cà phê do dân di cư làm chủ. Trong khi đó, người Thượng mất phương tiện sinh hoạt, không c̣n đủ đất để phát nương rẫy, không c̣n rừng, bị đốn phá quá trớn, để săn bắn, đành phải chịu làm tá điền cho kẻ chiếm đất tổ.

 

Ngành trồng cà phê ở Cao nguyên Trung phần phát triển mau lẹ đến độ ngày nay Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê thứ hai trên thế giới, sau Ba Tây, hay thứ nhất nếu kể mỗi giống cà phê robusta. Song song với sự phát triển này, di dân kéo đến mỗi ngày một đông khiến dân thiểu số càng thành thiểu số trên đất đai cũ : Kết quả cuộc kiểm kê năm 1999 cho thấy tại tỉnh Đác Lắc số dân di cư chiếm tỉ suất 51%. Hiện trên tổng dân số 1,8 triệu người (so với 1 triệu năm 1990) ước chừng 70% là dân di cư, và 80% sống nhờ cà phê. Phương thức độc canh để xuất cảnh (cà phê là nguồn ngoại tệ thứ hai của Việt Nam) do Nhà nước khuyến khích chóng sinh lợi thật những cũng nguy hại v́ đặt dân dưới sự lệ thuộc của giá cả trên thị trường quốc tế. Trong khoảng gần 10 năm, kể từ 1990, cà phê bán chạy lại sản xuất nhiều nên nông dân có triển vọng khá giả. Nhưng, buồn thay, từ ít lâu nay, giá cà phê hạ hẳn, năm 2000 sụt xuống bằng giá 30 năm về trước. Giá trong nước đang từ 40 000 đồng / 1 kg năm 1995 hạ xuống 12 000 đồng /1 kg năm 2000, và hiện chỉ c̣n quanh 6000 đồng / 1 kg, thấp hơn cả giá vốn. T́nh trạng nông dân kẹt như thế nào, theo đó có thể đoán được. Lợi tức hàng năm của họ từ 496 Mỹ kim năm 1996, năm 2000 sụt xuống 386 Mỹ kim. Điều mỉa mai là dư luận trong nghề cho rằng giá cả sụt mạnh cũng tại Việt Nam sản xuất quá nhiều.

 

Đă thất vọng trong đời sống vật chất, dân Thượng Cao nguyên lại gặp cản trở trong đời sống tinh thần. Từ hồi người Tây phương đến Việt Nam, các tộc thiểu số miền Trung, nguyên theo tục thờ cúng vật linh, bị các mục sư cha cố tranh nhau dụ cải đạo. Trước 1975, họ bắt đầu quy thuận theo đạo Thiên chúa, đặc biệt theo đạo Tin lành thuộc Giáo hội miền Nam của Hoa Kỳ. Nhưng sau đó, như để tự an ủi dưới sự áp bức của chế độ cộng sản, họ quy cả đám theo đạo Tin lành, có khi tới 95% tổng số dân như với tộc Stiêng. Sự cải đạo đột nhiên theo thiên chúa giáo của gần toàn thể dân Thượng không khỏi làm chính quyền nghi kỵ, nhất là khi đấy là một chính thể độc tôn độc tài, không chấp nhận ảnh hưởng trên quần chúng của bất cứ tổ chức nào dù là tôn giáo, và muốn ngăn chặn ảnh hưởng đó bằng cách kiểm soát nó. Cho nên có sự quấy rầy các mục sư không chính thức, tịch thu và phá hủy các nhà thờ không giấy phép, dọa nạt các tín đồ trung thành với giáo hội biệt lập, toàn những biện pháp khiến dân Thượng thù ghét chính quyền.

 

Nỗi bất b́nh sâu đậm của các tộc thiểu số miền Trung đă đạt tới mức sự cố bé nhỏ nào cũng dễ biến thành náo loạn. Mà sự cố không thiếu với thói thô bạo của cành sát và tṛ lạm quyền của các cán bộ gian tham kiếm cách chiếm hữu số đất c̣n lại của người Thượng. Đă hồi tháng tám năm ngoái có 150 người thuộc tộc Ê Đê phẫn uất vác binh khí đến huyện Eo H’Leo phá phách đánh đập cán bộ. Để vỗ về dân Thượng Nhà nước hiện áp dụng phương pháp đă gặt thành quả với dân Thái B́nh sau vụ nổi dậy năm 1997 : lập nhiều ủy ban thanh tra gồm đại diện nhà chức trách địa phương và đại diện của các sở canh nông, tài chính và ngân hàng, gửi đến các nơi có chuyện để nghe lời điều trần của dân Thượng và giải quyết các vụ tranh giành đất đai giữa họ và dân di cư.  

 

Hậu quả về những vấn đề được đặt ra

 

Cuộc điều tra tại Thái B́nh đưa đến kết quả là 2000 cán bộ bị quở phạt. Vậy mà dân chúng không hài ḷng, chê lưới công lư chỉ bắt có tôm tép chẳng dám động tới cá ṃi. Không biết cuộc điều tra tại Cao nguyên sẽ đi đến đâu, nhưng có thể nói trước được rằng kết quả có xoa dịu dân Thượng chăng nữa, nó chỉ có tác động tạm thời, v́ họ không chỉ nổi dậy v́ vấn đề tham nhũng. Điều này, Nhà nước có thể tránh khéo trách nhiệm bằng cách xét xử từng vụ. Đáng kể là những đ̣i hỏi của các tộc thiểu số nêu lên một số vấn đề rất nhạy cảm đối vói chế độ, nhắc tới đường lối chính trị của Nhà nước về mặt pháp lư, kinh tế và tôn giáo : quyền của các đoàn thể thiểu số, quyền sở hữu đất đai và chính sách độc canh, tự do tôn giáo. Hà Nội thừa biết dư luận quốc tế dễ xúc động mỗi khi có chuyện liên quan đến đoàn thể thiểu số và tôn giáo. Vụ Đác Lắc Gia Lai mới xảy ra, ngày 16/2 đă có 43 dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ gửi thư tỏ ḷng quan tâm thắc mắc. Muốn Quốc hội Hoa Kỳ thông qua thương ước Việt-Mỹ cũng như muốn tiếp tục hưởng viện trợ quốc tế, Hà Nội bắt buộc phải thận trọng, nhưng không dám nhân nhượng v́ làm vậy là nghịch lại hệ tư tưởng của chế độ. Hiện để cả vú lấp mệng em và gạt trước mọi chỉ trích, nhà cầm quyền Hà Nội đổ hết tội đưa đến nổi loạn cho bàn tay FULRO, mặc dầu chính Hà Nội tuyên bố đă trị tiệt phong trào này từ 1990.

 

Chủ thuyết không công nhận quyền sở hữu đất của tư nhân v́ Nhà nước là chủ của toàn thể lănh thổ đem đến không biết bao vụ tranh căi về đất đai thường xuyên bột phát khắp nơi từ mấy năm nay. Cái quyền sử dụng đất do Nhà nước bầy ra để thay thế quyền sở hữu chẳng có tính chính đáng, chỉ gây thêm rắc rối cho sự quy quyền. Gần đây, dân chúng từ Bắc chí Nam quen với hiện tượng thường trực của bầy nhóm nông dân ngồi ăn vạ trước cửa quan tối cao để khiếu nại về chuyện đất. Vin vào cớ đất là của công, cán bộ địa phương cộng với kẻ gian đồng lơa tha hồ tịch thu không bồi thường hoặc bồi thường rất ít đất của dân để khai thác tập thể rồi chia chác cho nhau.

 

Về phần phương thức độc canh, với sự sụp giá cà phê, Hà Nội đă hiểu mầm độc hại của nó. Để khiến giá cà phê tăng lên, ngày 14/2 Nhà nước phải chấp nhận tuân theo quyết định của Hiệp hội các nhà sản xuất cà phê tồn trữ 20% sản lượng, mặc dầu Việt Nam không tham gia hội này. Thêm gạo cũng sụt giá, nhà cầm quyền nay biết điều, kêu gọi nông dân tạp biến sự trồng trọt để phân tán rủi ro.

 

Vụ nổi loạn của dân Thượng miền Trung xảy ra đúng vào lúc Đảng họp hội nghị để bàn về Đại hội thứ 9 sắp tới, thế nào cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Phe bảo thủ tất dựa vào vụ lộn xộn để đ̣i Nhà nước tăng cường quân đội và tỏ ra cứng rắn hơn. Phe cởi mở không khỏi đổ sự vụ cho lối chỉ đạo cố chấp và đ̣i chính quyền uyển chuyển, cải tổ tiếp. Nhưng giới lănh tụ c̣n nhất trí muốn duy tŕ xă hội chủ nghĩa và độc quyền của Đảng, làm sao họ giải quyết được các khó khăn xuất phát từ t́nh cảnh thiếu tự do, sự chối bỏ pháp luật tập quán, và quyền vô đối trọng của cán bộ công an ?                                                            

  

6/3/2001

 

Retour à DPN