Tập trung những tài liệu văn hóa

(Diễn văn tại đại hội đồng Tồng hội Việt kiều miền Tây nước Pháp  ngày 13/9/1986)

 

Tôi xin cảm ơn ban tổ chức đă có nhă ư mời tôi đến đây thuyết tŕnh về hiện trạng văn hóa Việt Nam tại quốc nội và quốc ngoại. Đề tài quá rộng, th́ giờ gom góp tài liệu tham khảo lại quá hẹp, tôi tự thấy không đủ tư cách thông suốt vấn đề để tŕnh bầy tường tận với quí vị và chỉ dám nêu lên ở đây một vài nhận xét của tôi về hiện trạng văn hóa Việt Nam đồng thời nhân đó nói qua niềm ước vọng của Trung tâm Quốc tế Việt học.

 

1. Danh từ « văn hóa »  có một định nghĩa thật bao quát chỉ mọi thành quả tinh thần của con người. Nơi đâu có sản phẩm tinh thần, nơi đó có văn hóa. Vậy đâu đâu người Việt Nam cũng hoạt động trong khắp mọi ngành, lo ǵ người Việt hải ngoại không có sinh hoạt văn hóa. Thế th́ sao chỗ nào cũng nẩy ra các nhóm tính chuyện bảo tồn hay chấn hưng văn hóa Việt Nam vậy ? Chắc do quan niệm rằng một sinh hoạt văn hóa chỉ có tính chất Việt Nam và được gọi là sinh hoạt văn hóa Việt Nam nếu là kết tinh của các đặc tính dân tộc trải qua các cuộc biến hóa hay giáo hóa của lịch sử. Không phải nếp sống hay sản phẩm tinh thần nào của những người có tên họ Việt cũng nằm trong văn hóa Việt Nam. Nếp sống đó, sản phẩm đó phải dựa trên một quá khứ và một viễn tượng Việt Nam, và phải c̣n được nhận thức như vậy, mới có thể nói là thuộc văn hóa Việt Nam.

 

Như vậy, các công tŕnh sáng tác hay nghiên cứu của Việt kiều bằng ngoại ngữ hay hoàn toàn theo trào lưu tư tưởng Tây phương khó được liệt vào sản phẩm văn hóa Việt Nam mặc dù tác giả là người Việt hay gốc Việt, dù họ có làm thơm lây cộng đồng Việt Nam nếu đó là những công tŕnh có gía trị. Lại như các sản phẩm khoa học và nghệ thuật là những môn có tính phổ biến không biên giới, có do Việt kiều là tác giả đi chăng nữa, vẫn được coi là sản phẩm văn hóa của quốc gia nơi tác giả sinh sống hay hành nghề, trừ phi tác giả ư thức ḿnh là người Việt và sáng tác hay nghiên cứu trong phối cảnh Việt Nam. 

 

Theo vậy th́ sự kêu gọi duy tŕ văn hóa Việt Nam chẳng khác ǵ bênh vực một chủ nghĩa dân tộc chống lại sự đồng hóa. Chủ nghĩa đó có chính đáng hay không, tôi xin không bàn tới hôm nay. Tôi chỉ muốn nói rằng văn hóa Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước dựa trên những thành tựu lịch sử Việt Nam và một ư thức về đặc tính của dân Việt. Nếu không có hai điều kiện này, những sinh hoạt tinh thần của người Việt sẽ biến hóa trong một nền văn hóa khác.

 

2.  Văn hóa gồm nhiều sinh hoạt, từ văn chương nghệ thuật tới khoa học chính xác và nhân văn, qua những phong cách tập tục. Khó ai theo dơi được hết những sinh hoạt đó nếu không có vết tích ghi lại. Thành thử nói về t́nh trạng văn hóa nêu lên vấn đề sách báo chứng tích, nhất là vấn đề tập trung những tài liệu đó để giúp những người muốn t́m hiểu có căn bản để suy luận. Cho nên quốc gia nào lưu tâm đến tŕnh độ văn hóa giáo dục quần chúng cũng có cơ quan để ư đến vấn đề lập thư tịch, thu thập tư liệu. Ngoài những thư mục do các thư viện quốc gia soạn thảo c̣n có những thư mục của các nghiệp đoàn xuất bản ấn hành. Tại Việt Nam, từ trước cũng như sau 1975, chỉ có thư tịch hay thư mục quốc gia được soạn thảo nhưng không được ra đều đặn và cũng không đầy đủ v́ chỉ kê những sách Việt Nam được nạp bản, không ghi những sách báo trốn nạp bản hay in tại ngoại quốc dù đó là những sách báo liên quan trực tiếp đến Việt Nam.

 

Để giúp học giả có dụng cụ làm việc, có nhiều thư tịch gia chịu khó ghi chép lại tên các sách báo Việt Nam cũng như sách báo ngoại ngữ về Việt Nam, nhưng cho đến nay chỉ có tập thư tịch của H. Cordier và P. Boudet – liệt kê những sách báo về Việt Nam từ thời Pháp thuộc tới 1913 rồi tới 1935 – có tính cách toàn bộ tuy bỏ sót nhiều sách báo Việt ngữ, cần được bổ túc bởi mục lục sách báo Việt ngữ của thư viện quốc gia Pháp - do bà Rageau soạn – được in trên vi phim năm 1984. Những tập thư tịch khác quá tổng quát hay chuyên môn, thiếu sót rất nhiều, bắt người tham khảo phải tra thêm sách trong nhiều mục lục khác nhau.  

 

Tiếp tục công tŕnh của Boudet là một việc cần thiết nhưng cho tới nay, v́ thiếu nhân lực và ngân quỹ, các cơ quan văn hóa Việt Nam cũng như quốc tế vẫn chịu thua chưa làm được. Trong khi chờ đợi, chúng ta vui mừng mỗi khi thấy xuất bản một cuốn thư tịch nhỏ, như sau 1975, cuốn Vietnam, a guide to reference sources của Michael Cotter (Boston, Hael & Co, 1977) hay cuốn Muc lục báo chí Việt Nam hải ngoại của ông Nguyễn Hùng Cường (Washington, Irac, 1985).

 

3. Biết được sự hiện hữu của một tài liệu chưa đủ, phải làm sao kiếm được nó lại là một chuyện khó khăn khác. Các thư viện, nhất là tại Việt Nam, v́ thiếu ngân quỹ không thể mua hết sách liên quan đến Việt Nam được. Ngay tại các quốc gia trù phú Tây phương, v́ sự quan tâm của dân họ đối với Việt Nam lắng dần, quỹ dành cho sự huấn luyện chuyên viên về Việt Nam cũng như cho sự mua sách báo Việt Nam cũng giảm theo. Số sách báo viết về Việt Nam ngày càng hiếm, ít độc giả nên tăng giá nhiều khiến sự lùng mua của tư nhân ưa sưu tập không c̣n được triệt để nữa.

 

Đấy là t́nh trạng không những của các sách báo ngoại ngữ về Việt Nam mà của cả những sách Việt ngữ tại quốc nội cũng như quốc ngoại. Tại Việt Nam, v́ chính sách bảo mật và kiềm chế trí thức của cộng sản, những sách có giá trị khiến độc giả suy nghĩ không được bán, dù rằng những sách đó do nhà nước xuất bản, và tuy con số ấn phẩm ghi trên sách là cả vạn, dân chúng chẳng thấy bán đâu, số bản gửi sang ngoại quốc bán (nếu được gửi) chỉ có vài chục cuốn, ít người có diễm phúc kiếm được. Về sách báo xuất bản bởi người tị nạn, sáng tác mới rất ít, khắp thế giới hàng năm có vài chục quyển (xem bài của Nguyễn Ngọc Bích về tác phẩm Việt Nam năm 1985 trên Diễn đàn người Việt xuân bính dần) mà phần đông là thơ và tiểu thuyết, chẳng có mấy sách nghiên cứu. C̣n lại là sách cũ in lại và trong số đó phần lớn cũng là truyện và sách phổ thông có tính cách thương mại. Thành thử đối với những người muốn t́m hiểu văn hóa Việt Nam, t́m tài liệu nhiều khi là một chuyện điên đầu.  

 

Những ai quen tra khảo, lại có ưu thế ở nơi phồn thịnh gần các thư viện lớn, may ra c̣n tự ḿnh kiếm được tài liệu, nhưng những người ở xa các trung tâm văn hóa th́ sao ? V́ quan tâm đến những trở ngại trong sự học hỏi về Việt Nam, Trung tâm Quốc tế Việt học đă bắt đầu lập một cơ quan tư liệu với nhiệm vụ thâu thập các sách báo tài liệu liên quan đến Việt Nam, ngơ hầu giải đáp mọi thắc mắc về thư tịch của hội viên. Ví dụ có người hỏi xuất xứ cua một bản văn hay câu thơ quen thuộc, hoặc hỏi dẫn sách về một vấn đề đặc biệt như tiền tệ Việt Nam chẳng hạn, có người muốn kiếm một cuốn sách không rơ tác giả hay không rơ nhan đề… Hiện sự giải đáp đó chúng tôi đảm nhiệm, nhưng sau này, nếu cơ quan phát triển, với sự thâu tin vào máy điện tử, ai cũng có thể sử dụng được tư liệu của chúng tôi và t́m lấy điều ḿnh muốn biết.

 

4.  Cần tài liệu để nghiên cứu hay không, sau khi biên khảo hay sáng tác, tác giả nào cũng muốn công tŕnh của ḿnh ra mắt độc giả (hay thính giả và khán giả trong trường hợp nhạc sĩ, kịch gia, điện ảnh gia), tức có cơ quan xuất bản nhận phát hành tác phẩm của họ, ngoại trừ vài người có khả năng tài chánh tự chịu lấy chi phí. Nếu sách viết bằng ngoại ngữ, họ có hy vọng được nhà xuất bản hay cơ quan văn hóa bản xứ nâng đỡ, nhưng sách báo Việt ngữ chỉ có người Việt chú ư tới, mà người Việt lại ít dân tư bản, không có mấy Mạnh thường quân, các nhà xuất bản Việt Nam phần lớn là những cơ sở thương mại không đoái hoài tới sách báo thiếu hấp dẫn và không hợp thị hiếu quần chúng. Các nhà xuất bản về văn hóa thường nghèo túng, in được vài quyển đứng đắn là gần như phá sản.

 

Cuối cùng tác giả viết sách nhưng không có ai in, đâm chán nản chẳng muốn tiếp tục nữa, hoặc dần dần bỏ Việt ngữ, dùng tiếng bản xứ làm chuyển ngữ để rồi thoát khỏi phạm vi văn hóa Việt Nam. Tại quốc nội hiện nay, tác giả bị nhà nước quản thúc, không được sáng tác hay ấn hành theo ư muốn. Ở ngoại quốc, họ vấp phải sự chi phối của thực tế thương mại. Ở đâu, người làm văn hóa cũng kẹt cả.

 

Biết vậy nhưng chẳng làm ǵ được v́ không đủ khả năng tài chánh, trung tâm Quốc tế Việt học chưa dám nghĩ tới việc lao đầu vào nghiệp vụ xuất bản, hiện chỉ dám đỡ đầu cho bán nguyệt san Tự Do mong sao tập san cải tiến dần để có ngày trở thành cơ quan ngôn luận ngang tŕnh độ với các báo chí Âu Mỹ danh tiếng. Tuy không bằng sách, tờ báo vẫn có thể khuyến khích tác giả bằng cách đăng dần công tŕnh sáng tác hay nghiên cứu của họ để độc giả thưởng thức hay góp ư.

 

Việc ǵ có vài người muốn mà không có nhiều người hưởng ứng rồi cũng chẳng đi đến đâu. Cho nên tôi mong rằng chúng ta đây – những người đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu – đồng tâm hiệp lực đóng góp vào công cuộc xây đắp một tương lai tươi sáng cho nền văn hóa Việt Nam.

 

Retour à DPN