Tặc quyền

 

Lịch sử và thực tế tha hồ chứng minh sức tàn phá của ư hệ và tổ chức cộng sản, cản trở mọi công cuộc mở mang kinh tế xă hội, Nhà nước Việt Nam vẫn khư khư ôm lấy Đảng như ôm giặc vào ḷng. Thần Kim Quy có hiện về mắng, Nhà nước cũng sẽ chẳng biết noi gương An DươngVương tự xét, v́ Nhà nước XHCN vốn là hiện thân của Đảng, Đảng là giặc th́ Nhà nước khác chi nhóm tặc quyền ?

 

Nói vậy không ngoa v́ sự thực mỗi ngày được phanh phui về chế độ tỏ ra rất phũ phàng. Từ khi “đổi mới », ngôn luận hơi được mở khóa, tin tức về sự lạm quyền, tham nhũng, ăn cướp của dân, biển thủ công quỹ, bởi các viên chức cộng sản được tung ra nhan nhản. Xă hội nào cũng có kẻ gian và quân lưu manh, nhưng b́nh thường ra, đó chỉ là một thiểu số hoạt động ngoài phạm vi pháp luật, dù mạnh đến đâu nếu hành vi của họ bị phát giác họ vẫn phải đền tội. Ở Việt Nam khác hẳn, thói gian manh phổ biến khắp nơi, các nhân viên cửa quyền từ trên xuống dưới, kể cả bồi bếp gác dan, cũng như các tư nhân có chút ảnh hưởng, phần lớn thi nhau làm tiền hạch sách kẻ yếu thế. Cái nghèo chẳng thể bào chữa được cho tập quán ăn cướp, ăn đút đương thịnh hành, v́ những kẻ hành động bất chính nhất không phải là thường dân mà là những người ăn trên ngồi trốc, lương lậu đặc quyền tương đối đầy đủ.

 

Nhiều người c̣n ảo tưởng cho rằng tệ trạng tham nhũng do sự tiếp thu nếp sống tư bản mà ra, chứ trước thời mở cửa, Đảng neo gương Bác trong sạch biết mấy! Họ không biết nghĩ rằng trước đó, do sự phi lư của kinh tế chỉ huy, tiền bạc khan hiếm, dân chúng đói meo, những ai có của riêng thời trước Đảng đă bị Đảng tịch thu hết, nhưng không phải không có tiền trao đổi mà Đảng và xă hội chủ nghĩa không tham ô thối nát. Chẳng vắt được tiền th́ quân gian vắt t́nh vắt máu, điều này c̣n đáng ghê tởm hơn ; một bên muốn tăng công tăng quyền, dựa vào Đảng lấy vài mớ khẩu hiệu rỗng tuyếch làm dao thị uy nạt nộ, một bên mua chuộc hạ ḿnh, bán ḿnh bán người để thoát hiểm ; cả nước theo học tṛ gian dối lừa đảo để giữ thân hoặc vinh thân. Cầm đầu tṛ gian, nhân viên Nhà nước có hành động bất nhân bất nghĩa đến đâu vẫn tự coi và được coi là “liêm khiết », bởi họ đâu có ăn tiền (tiền đâu mà ăn, của đâu mà xài?), họ chỉ ăn người thôi (hay “ăn thịt người » theo văn của Nguyễn Minh Cẩn, cựu ủy viên thường vụ thành ủy Hà Nội, hiện tị nạn ở Nga. 

 

Chính do tính gian tham đă được nung đúc mấy chục năm trời mà khi tiền của ngoại lai nhập vào đất nước, thói cậy thế và luồn cúi dễ chuyển sang ỷ quyền và hối lộ với mục đích hơi khác chút là yên thân ph́ thân. Nhưng v́ tiền của lộ liễu hơn (tuy không nặng bằng) sương máu và tinh thần, lại thêm có báo chí bắt đầu dám nói thật, hiện tượng tặc quyền bây giờ mới rơ rệt. Cho nên bao năm bạo lực, giết người hại dân, phí phạm tài nguyên, chuyên quyền chuyên của của giới lănh đạo cộng sản không gây nhiều phẫn nộ trong khi sự giàu sang phú quư bất thường của họ gặp sự chống đối ngay trong nội bộ. V́ không dám hay không muốn hiểu tính tặc quyền từ trong nôi của Nhà nước XHCN, trong một lá thư ngỏ gửi Quốc hội vào tháng 8/1998, một số đảng viên lăo thành không trách cứ Tổng bí thư Đỗ Mười, một cán bộ “nổi tiếng liêm khiết », v́ vai tṛ ác độc của ông thời  “khí thế chuyên chính vô sản khổ hạnh đang hừng hực và nồng nặc », mà v́ tội nhận tiền hối lộ của Đại Hàn (không rơ bao nhiêu nhưng thừa để trích từ đó 1 triệu đôla tặng đây đó) và có thể của nhiều nước khác.

 

Nhờ có báo Nhân Dân thố lộ (gián tiếp bằng cách “tuyên dương nghĩa cử » tài trợ một vài cơ sở) dân chúng mới chính thức biết chuyện ăn tiền của Đỗ Mười, nhưng tin  đồn và bán chính thức về sự làm giàu phi pháp của giới cầm quyền đầy rẫy. Báo chí nước ngoài thường không đủ tài liệu để đăng rơ, c̣n báo chí bên nhà sợ chết đâu dám hó hé. Báo Nhân Dân dám úp mở về Đỗ Mười, chắc hẳn do lệnh của nhóm Lê Khả Phiêu đang dùng lá bài chống tham nhũng mị dân để hạ địch thủ. Lẽ dĩ nhiên phong trào chống tham nhũng này không thành thực và sẽ không đi đến đâu. V́ bản chất của Nhà nước XHCN là  tặc quyền, với lối tổ chức theo hội kín và băng đảng, với luật lệ đầy nghịch lư mâu thuẫn, hành pháp, lập pháp và tư pháp lẫn lộn.

 

Điển h́nh cho tính “vừa đánh trống vừa ăn cướp » của chế độ là vụ án Trịnh Vĩnh B́nh, một công dân Ḥa Lan, chỉ v́ nghe ḷi dụ của Phan Văn Khải , sang công du Ḥa Lan năm 1990 với tư cách Phó thủ tướng, mà mang hết tiền để dành vay mượn (hơn 3 triệu đôla) về Vũng Tàu đầu tư, để rồi không những bị chính thức cướp giựt hết công ty của cải mà c̣n bị khép 13 năm tù ở. Quân cướp, một nhóm viên chức thuộc một mạng lưới mafia, bao gồm, theo bạn bè trong t́nh báo của ông B́nh (ghi trong điện điểm Trịnh Vĩnh B́nh trên internet) : Trung tá công an Ngô Chí Đan, Phó thủ trưởng thứ nhất cơ quan an ninh – điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ; Trần Ninh, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ; Phạm Hữu Dương, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ; Đại tá Lâm Minh Chiến, Phó giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ; Lê Văn Dĩ hay Tư Dĩ, Bí thư Đảng ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành viên Ban chấp hành trung ương đảng CSVN ; Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ nội vụ ; hai người cuối này thuộc cánh bảo thủ của Đảng, đối nghịch với chính sách đổi mới, do ông Lê Khả Phiêu, bí thư của Đảng cầm đầu. Với những kẻ cướp đóng vai quan ṭa mạnh như vậy, ông Trịnh Vĩnh B́nh được lành thân là may, nói chi đến thắng kiện. Công an ở Việt Nam nắm giữ thực quyền nên tha hồ lộng hành, Thủ tướng Phan Văn Khải khi được em ông B́nh đến tận nhà xin can thiệp v́ chính ông ta bầy cho ông B́nh về nước, chỉ biết khuyên gia đ́nh ông “cố gắng thương lượng với công an ! » Vụ án Trịnh Vĩnh B́nh nhiều bất công sơ hở đến nỗi báo Pháp luật do Đảng đỡ đầu không khỏi nêu lên “những tranh căi » của nó. 

 

Các đảng viên cộng sản, kể cả những người trung thành nhất, nếu không ư thức tính tặc quyền của Nhà nước XHCN cũng vô thức công nhận như vậy, v́ khi nhắc tới “Cách mạng tháng tám » họ vẫn hănh diện về việc “cướp chính quyền » của Bác và Đảng. Đă là tặc th́ làm sao tốt được, làm sao diệt được tệ trạng trong xă hội khi chính ḿnh là tệ đoan lớn nhất. Tặc quyền c̣n đó, dân Việt Nam chẳng thể hy vọng có ngày sống trong một xă hội lành mạnh nếu đa số không có can đảm vùng dậy giành lại nhân cách với nhân quyền.

 

8/2/1999

Retour à DPN