Song tịch

 

Từ mấy tháng nay, khởi đầu với vụ Đặng-Vũ Chính, nhà cầm quyền cộng sản tung ra một đ̣n mới đối với “Việt kiều » : coi họ như người song tịch, có quốc tịch nước gî không cần biết, ở trên đất Việt lâ công dân Việt tức thuộc quyền thống trị độc đoán của nhà nước như các công dân Việt Nam khác. Mục đích của biện pháp này chẳng có chi lạ : kiềm chế và tóm giữ “những phần tử phản động thừa cơ chính sách đổi mới trở về nước phá hoại chủ nghĩa xă hội », Đồng thời thả dàn cho đàn em làm tiền lũ phản nghịch trốn nước (từ chỉ Việt kiều sau lưng). Với quyết định mới, cộng sản tin có quyền câu lưu hành hạ bất cứ “Việt kiều » nào cứng đầu bất chấp sự phản đối của các chính phủ liên can.

 

Như hầu hết các thủ đọan của cộng sản, biện pháp trên được đưa ra áp dụng một cách mờ ám, không kèn không trống, kèm với những tin đồn trái ngược (kiểu như :“Việt kiều lâ người nước ngoài mà, có công văn nhà nước công nhận rơ ràng như vậy, vả lại bao nhiêu người về Việt Nam có bị phiền ǵ đâu ?“ hoặc nếu ai giơ trường hợp Đặng-Vũ Chính ra :“Đâu có chuyện đó, chắc tại ông Chính làm bậy ǵ đó hay thích ở lại rồi phao như vậy ! », cốt gây hoang mang trong cộng đồng Việt Nam và ngăn sự giảm món bở ngoại tệ do du khách gốc Việt mang về. Được nhà báo Thời Báo (số ra ngày 19/6/1997) hỏi tại sao sứ quán Viềt Nam tại Hoa Thịnh Đốn lại đóng chiếu khán trên một tờ giấy riêng mà không đóng thẳng trên thông hành của người Mỹ gốc Viềt, ṭa Đại sứ làm thinh, không dám nói ra dụng ư không muốn công nhận chính thức quốc tịch Mỹ của người xin chiếu khán.

 

Thật ra, ngoài thỏa ước song phương kư giữa chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và chính phủ Pháp năm 1956 (bị Hà Nội băi bỏ nhưng không thay thế, theo đó hễ ai vào dân Pháp th́ bị tước quyền công dân Việt Nam), không có công văn chính thức nào ấn định quy chế của người Việt đă nhập quốc tịch khác đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Vả lại trước 1975, ngoại trừ thiểu số dân tây, chẳng mấy ai xin làm dân nước ngoài, thành thử vấn đề không được đặt ra. Với tinh thần bài ngoại rất mạnh trong nước từ xưa tới nay, những người xin vào dân nước khác bị khinh khi nghi kỵ và bị coi như mất gốc. Thời quân chủ và thực dân họ bị chém giết tàn nhẫn ; về sau, họ chỉ bị coi là người nước ngoài, không đáng được hưởng quyền lợi của công dân Việt Nam, muốn lấy lại dân Việt họ phải chính thức từ bỏ ngoại tịch. Song tịch hoàn toàn không được chấp nhận.

 

Kể từ 1975, sự kiện đổi hẳn với vụ đại di tản của người Việt. Nhu cầu sinh sống bắt buộc cả triệu dân tị nạn hội nhập, trở thành dân của nước đón tiếp họ, và theo đó thành kiến coi sự vào dân nước ngoài là một hành động xấu xa lu mờ dần. Muốn mở mang đất nước, Hà Nội không thể ngơ lờ ảnh hưởng kinh tế chính trị của gần hai triệu người Việt hải ngoại mà phần lớn đă thành dân nước khác, mặc dầu đại đa số ra đi v́ ghét sợ cộng sản. “Việt kiều”, từ mới có nghĩa mập mờ để chỉ họ, đâm được ve văn, yêu cầu trở về nước đầu tư, du lịch. Nhưng dù bị kiểm soát chặt chẽ, sự có mặt trong nước của hàng vạn dân di tản trở về làm ăn hay thăm nhà không thể không có tác động ngoài ư muốn của nhà cầm quyền cộng sản. Họ có thể trừng trị các “Việt kiều » phạm pháp nhưng đối với những phần tử không có tội ǵ ngoài tính bất phục tùng họ khó ra tay v́ vấp phải sự phản đối của quốc gia đă nhận đương sự làm dân. Lá bài song tịch được ch́a ra trong bối cảnh này, bất chấp các nguyên tắc pháp lư.

 

Nhưng nếu song tịch là một mánh khóe để ngăn chặn sự che chở của nước ngoài đối với “Việt kiều » nhẹ dạ về nước, khí giới này cũng là một thứ dao hai lưỡi. Chẳng những nó có hiệu quả khiến người Việt di tản e bị phiền phức câu lưu sẽ ngại về Việt Nam tức sẽ không mang ngoại tệ về nữa, nếu được thực sự thi hành, nó c̣n cho phép những người dám về có quyền sinh hoạt hệt như công dân Việt Nam khác, kể cả sinh hoạt chính trị, một điều mà cộng sản vẫn biết là bất lợi cho Đảng. Bởi thế nên dù tung đ̣n mới, Hà Nội không dám tung thẳng, chỉ muốn dùng song tịch làm dây tḥng lọng bắt mấy con mồi ngang ngạnh, không muốn những con mồi khác trốn chạy hay rút kinh nghiệm đương đầu chống lại.

 

Song tịch hay ngoại tịch, quy chế nào cũng có cái hay cái dở, cái lợi cái hại của nó. Vấn đề quan trọng là nó phải được ấn định rơ ràng, nhà nước cộng sản không thể úp mở, nay thế này mai thế khác, coi thường quyền công dân của người Việt hải ngoại, nếu vẫn muốn có một chính sách “Việt kiều » được “Việt kiều » ủng hộ. Nếu Hà Nội tiếp tục tṛ nh́ nhằng, nói là song tịch nhưng coi họ chẳng ra dân ngoại quốc mà cũng chẳng ra dân Việt, không ai, dù thuộc thành phần “Việt kiều yêu nước » c̣n muốn về chơi hoặc giúp Việt Nam để bị đối xử như người dân thứ hạng, không được chính phủ nào bảo vệ, quyền đă bấp bênh lại thêm ít hơn người quốc nội (không được tự do hành nghề, mua bán...). Không hiểu nhà cầm quyền cộng sản có ư thức điều này không hay chỉ có phản ứng thiển cận của kẻ cù nhày bất nhất, sẵn sàng làm nhục quốc thể để che chở vài tên can bộ lạm quyền tham nhũng.

 

Paris, 27/9/1997

Retour à DPN