Phi chính trị

 

Câu tôi thường hiện được nghe mỗi khi nhắc tới t́nh h́nh đất nước là : “Tôi không nói chuyện chính trị », quá nữa là “Tôi ghét chính trị », thiếu điều “Tôi ghét ai nói chuyện chính trị ». Người thốt ra câu đó chắc hẳn cho ḿnh là kẻ khôn ngoan, vô tư, cao thượng, vượt trên mọi mưu toan chia rẽ. Chính trị theo họ là chuyện viển vông nếu không nguy hại, đă chẳng bổ ích ǵ cho ai lại c̣n có thể gây bất ḥa phiền phức, c̣n kẻ làm chính trị là phường háo danh (khi chưa có quyền), thối nát (khi nắm quyền) đáng khinh. Thái độ chán ghét chính trị thịnh hành khắp nơi, trong phần lớn nhân dân thế giới, đặc biệt trong cộng đồng Việt Nam, ở trong cũng như ngoài nước.

 

Kể ra, thành kiến xấu đối với chính trị có nhiều căn cứ. Cứ xem cảnh tượng tị hiềm, đôi co, căi vă, đến căm thû hăm hại lẫn nhau v́ chính kiến bất đồng, hoặc tính gian manh giảo hoạt phổ biến trong chính giới, cứ thấy các chính quyền bất tài ăn hại thậm chí dă man tàn khốc thay nhau thống trị, đủ hiểu ḷng muốn xa lánh chính trị của dân chúng. Nhưng nào muốn xa lánh chính trị mà xa lánh được? Bởi chính trị không những chỉ các vấn đề tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước, nó cai quản mọi hoạt động kinh tế xă hội có tính cách quần chúng, nó có ảnh hưởng trên mọi việc công cũng như việc tư qua các luật lệ thể chế. Chính trị bao trùm đời sống của mọi người, tác động cho đến miếng ăn hơi thở (do những hiệu quả trên môi trường) của toàn dân, th́ làm sao thoát nó được ?

 

Vậy th́ thái độ ra mặt phi chính trị của số đông có nghĩa lư ǵ? Chẳng nhẽ họ không ư thức liên hệ mật thiết bất đắc dĩ của mọi người đối với chính trị? Đúng ra, họ quá ư thức đến độ sợ sệt liên hệ đó và có phản ứng tự vệ tự nhiên là chối bỏ điều ḿnh nhát sợ. Trước sự có mặt khắp nơi của chính trị, họ tự thấy nhỏ bé, bất lực, chỉ muốn thu ḿnh trong tổ ấm riêng, tránh giật dây động rừng kẻo gây xáo trộn trong cuộc sống của họ. Khi tỏ vẻ không muốn dính dáng đến chính trị, trong thâm tâm họ cầu mong được yên thân, không muốn bị lôi vào một hành vi có thể khiến chính quyền làm phiền tới họ. Thực chất của câu “ghét chính trị » là “sợ chính quyền », ghét những ai nhắc tới nỗi sợ đó. V́ sợ chính quyền nên những người phi chính trị đều là người chấp nhận chế độ hiện hữu, không dám làm bất cứ ǵ ngược ư kẻ cầm quyền. Thành thử người phi chính trị là ngươi có lập trường chính trị rơ rệt nhất, lập trường bảo thủ đối nghịch vớ!è^!ng b%ao th%u f°oi nghºch v`ùi những ai ló ṃi đặt thành vấn đề thế giới quen thuộc của họ.

 

Để che đậy cho tư tưởng cầu an và lấy phần đạo đức về ḿnh, người phi chính trị viện dẫn những tệ xấu (xôi thịt, tham nhũng...) của đám chính khách. Nhưng v́ chính trị là chuyện của mọi người bởi nó chạm tới đời sống của từng cá nhân, nếu người tự cho là ḿnh trong sạch không chịu để ư đến chính trị, mặc cho kẻ thời cơ bại hoại múa rối, lỗi của ai nếu không là của chính họ khi chính trường đầy kẻ bất lương ? Vả chăng theo rơi chính trị, hoạt động chính trị không nhất thiết là hành nghề chính trị, sống nhờ chính trị để rồi bị đồi bại hóa bởi quyền hành. Lại nữa, càng nhiều người cảnh giác chính trị, sẵn sàng lên tiếng trước điều trái tai gai mắt, số chính khách tham ô càng suy giảm. Cho nên, dù ưa hay ghét, chính trị là trách nhiệm của mọi công dân. Nếu chúng ta trốn bổn phận, mặc cho kẻ khác dấn thân, không bênh vực người ngay khi c̣n cơ hội, không tranh đấu cho lẽ phải hiển nhiên, kệ cho quân gian thao túng chính quyền, làm sao chối được tội của chúng ta trước nỗi thống khổ của dân đen bị đầy đọa bởi một chính thể ngu ác ?

 

27/2/2000

Retour à DPN