Về cái chết và số con của Ngọc Hân công chúa

(Paris, Tự Do, số 49, 11/1986)

 

Ngày chết và số con của Ngọc Hân công chúa được ghi khác nhau trong hai bài về bà của hai tác giả Văn Lê và Thụy Khuê, tuy là tiểu tiết không quan trọng, song điển h́nh cho sự lờ mờ của các truyền thuyết vô căn cứ được chính thức hóa bởi sự khẳng định vô bằng chứng của một số học giả có tên tuổi.

 

Thuyết cho rằng khi nhà Tây Sơn thua, Ngọc Hân công chúa trốn vào Quảng Nam sống lén lút rồi cuối cùng bị bắt giết được nhiều tác giả đón nhận (trong đó có ông Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam danh nhân tự điển, Houston, Zieleks, 1981), mặc dầu chỉ dựa trên sự truyền khẩu và trái với sự hiểu biết tầm thường nhất về vua Gia Long lúc nào cũng ra bộ tôn trọng ḍng dơi nhà Lê. Thuyết bà mất năm 1789 được các học giả Hà Nội –dựa trên năm bài văn tế của Phan Huy Ích khóc khóc một bà hoàng hậu Tây Sơn có liên hệ với nhà Lê - ủng hộ. Chúng tôi không hiểu căn cứ trên dữ kiện ǵ các vị đó cho là bà hoàng mất năm 1789 chính là Ngọc Hân công chúa.

 

Khi không có văn kiện gốc độc đáo dẫn chứng, thuyết nào hay đến đâu, có được một học giả tăm tiếng như ông Hoàng Xuân Hăn (trong Chinh phụ ngâm bị khảo, Paris, Minh Tâm, 1953) đưa ra chăng nữa, cũng không thể được chấp nhận ngược lại tài liệu chính xác đương thời. Tài liệu đây là quyển Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực (1808-1852 ; tập 1 do Lê Xuân Giáo dịch, Sài G̣n, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1973), được coi là một “tín sử” bởi các sử gia, v́ tác giả, một nhà thông học thời Nguyễn chỉ chép lại những sự kiện đă được ông chứng kiến hay khảo sát cẩn thận.

 

Nhân kể về những sự việc xẩy ra tháng năm năm bính dần (1806), ông ghi : “Cố Lê công chủ Ngọc Hân tồ. Cảnh Hưng bính ngọ niên, dĩ Ngọc Hân giá Nguyễn Huệ; cập ngụy Tây vong, tồn cư mẫu quán Phù Ninh chi thị tuất. Kỳ hàng thần kiến nhậm Đông Ngạn, khất hành tang lễ, ṭng chi, Phù Ninh dân vi lập từ đường.”

 

Ông Lê Xuân Giáo dịch là : “Công chúa nhà cựu Lê là Ngọc Hân tạ thế. Nguyên năm bính ngọ (1786) niên hiệu Cảnh Hưng, vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Đến khi nhà Tây Sơn mất, công chúa lui về ở tại mẫu quán là làng Phù Ninh. Tại đây, công chúa từ trần. Kẻ hàng thần hiện nhâm chức quan tại huyện Đông Ngạn xin làm tang lễ cho cố công chúa, nhà vua chấp thuận. Dân làng Phù Ninh làm từ đường thờ cố công chúa”.

 

Về số con của Ngọc Hân, chúng tôi cũng không hiểu các tác giả vin vào đâu mà bảo bà có một hoặc hai con, một trai một gái. Chúng tôi chỉ thấy có một tài liệu nhắc tới con của bà, cho biết rơ bà có (ít nhất) ba con, hai trai một gái. Đó là bức thư của Barisy, một sĩ quan Pháp pḥ tá Nguyễn Ánh, viết ngày 16-7-1801, tức sau trận Phú Xuân, gửi cho các giáo sĩ Marquini và Letondal (trích trong Văn khố Misions Etrangères, Cochinchine, 1801, tr. 951-970, có được ông Cadière đăng trong Bulletin des amis du Viêux Huế, 1926):

 

“... Sa Majesté me demandoit si j’avois vu les généraux ennemis, à quoi je répondis que non. Alors le Roi donna l’ordre de me les envoyer. Ensuite il me dit d’aller voir les sœurs de l’usurpateur (Cảnh Thịnh). J’y fus : elles étoient dans un réduit assez obscur, pas des plus élégans, ce qui faisoit le contraste frappant de leurs tems passé d’avec le présent. Ces dames étoient au nombre de cinq ; une de seize années m’a paru très jolie, une petite de douze années fille de la princesse du Tonkin passable, trois autres de seize à huit brunes un peu mais de physionomie agréable ; trois jeunes garçons dont l’un de quinze années aussi brun et d’une figure commune, deux autres garçons de douze années aussi fils de la princesse Tonkin d’une charmante physionomie et des manières agréables… ».

 

Dịch là : « …Hoàng thượng hỏi tôi đă thấy tướng địch chưa, tôi trả lời rằng chưa. Ngài liền ra lệnh dẫn họ tới tôi. Sau đó ngài bảo tôi ra xem em gái tiếm vương. Tôi đi thăm họ : Họ ở trong một căn pḥng lụp xụp, không lịch sự chút nào, hiện tại đối chọi quá mạnh với thời quá khứ của họ. Các nữ nhân đó có năm người, một người cỡ 16 tuổi rất xinh đẹp dưới con mắt tôi, một người nhỏ hơn cỡ 12 tuổi là con gái của bà công chúa Bắc Hà coi tạm được, ba người khác từ 16 đến 8 tuổi hơi ngăm đen nhưng mặt mũi dễ chịu ; có ba nam thiếu niên, một người cỡ 15 tuổi cũng ngăm đen giáng vẻ tầm thường, hai người kia cỡ 12 tuổi cũng là con của bà công chúa Bắc Hà có mặt mũi xinh xắn và phong cách dễ ưa… » .

 

Đối chiếu với Đại Nam thực lục (chính biên, Tập II, Hà Nội, nxb Sử học, 1963, tr. 399) th́ sau trận Phú Xuân, quan quân nhà Nguyễn bắt được ba em trai của Nguyễn Quang Toản (Cảnh Thịnh) là Quang Cương, Quang Tự và Quang Diệu cùng hơn 30 người đàn bà con gái thuộc nhà Tây Sơn. Số ba người em trai ghi trong Đại Nam thực lục trùng với con số của Barisy, như vậy là hai trên ba tên trên (có lẽ là Quang Tự và Quang Diệu) là tên của con trai Ngọc Hân. Theo suy luận về số năm bà sống chung với Quang Trung và ước đoán của Barisy th́ năm 1801 con của Ngọc Hân vào khoảng từ 10 tới 14 tuổi . Chắc năm đó Ngọc Hân cũng ở Phú Xuân với con nhỏ nhưng bà không bị bắt cùng các con v́ bà thuộc ḍng dơi vua Lê. Theo Đại Nam thực lục (sách trên, tr. 451), cuối năm đó những người bị bắt  - con trai, con gái, họ hàng và tướng của Nguyễn Huệ, hơn 31 người, trong đó có con của Ngọc Hân – đều bị lăng tŕ cắt nát thây.

 

Sự kiện bà Ngọc Hân không tuẫn tiết theo chồng con, tiếp tục sống dưới sự bảo trợ của một triều đă giết hại chồng con ḿnh một cách dă man, vào một thời buổi coi trọng khí khái – đến nỗi một Nguyễn Đ́nh Giản không muốn hàng Tây Sơn đă rủa con gái ḿnh bị Nguyễn Huệ bắt : « Con bé ấy không chết, làm nhục nhă ta » (Hàng Lê nhất thống chí) – có lẽ đă khiến các học giả có khuynh hướng sùng bái Quang Trung và thân nhân bối rối không ít và v́ vậy sẵn sàng cho bà mất trước khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt.

 

Thật ra, theo sử liệu, huyền thoại một Ngọc Hân tài giỏi nết na hoàn toàn khó tin. Ngoài hai bài khóc Quang Trung bị nhiều học giả ngờ là không phải do bà viết, không có chứng thư nào nói bà có tài học vấn cả. Đại Nam thực lục, Hoàng Lê nhất thống chí cùng như Lê quư kỷ sự đều chỉ ghi rằng khi được gả cho Nguyễn Huệ bà c̣n trẻ, mới có 16 tuổi âm lịch tức 15 tuổi tây, và có nhan sắc thôi.   

 

Ngay vài lời đối đáp với Nguyễn Huệ ghi trong Hoàng Lê nhất thống chí, tuy đă được văn hào họ Ngô tô điểm cho văn vẻ cũng chỉ lộ tính chân thật của một cô gái nhỏ tuổi, không có tư tưởng cao xa nào. So với một nữ lưu đương thời như Bùi Thị Xuân, Ngọc Hân, ngoài chức phận và sắc đẹp, chẳng có ǵ đáng mến phục. Cũng như Huyền Trân công chúa, bà chỉ là nạn nhân thời cuộc, một nữ nhi b́nh thường v́ hoàn cảnh biến thành vật đổi trác của kẻ cầm quyền (vua cha), bất đắc dĩ phải đóng một vai tṛ có tầm quan trọng vượt quá con người họ. 

 

Retour à DPN