Nạn nhân hay đồng lơa

 

 Dưới tràng bom đạn Hoa Kỳ dân chúng Nam Tư hiện nay hay Việt Nam trước kia có oán hận đế quốc Mỹ cũng dễ hiểu. Nhưng nếu suy nghĩ một chút và vượt qua được phản ứng tự nhiên đó, họ phải căm thù hơn nữa cái chế độ độc tài đă v́ tính bất nhân và gây hấn xui nên cảnh chiến tranh đầy đọa họ thêm. Ngẫm sâu hơn, họ sẽ thấy tư thế nạn nhân của họ khá nhập nhằng, vî chế độ độc tài kia sở dĩ vững cũng nhờ vào thái độ thụ động nếu không ít nhiều đồng lơa của họ.

 

Tục ngữ các nước thường có câu : mỗi dân tộc có một chính quyền tương xứng, ư nói một chế độ chỉ sinh sôi nẩy nở và bền bỉ với sự ưng thuận mặc nhiên, dù có phần miễn cưỡng, của dân chúng sở tại, và chế độ đó thể hiện tŕnh độ văn hóa và luân lư của họ. Một dân tộc không biết quư tự do và tôn trọng tự do của kẻ khác dễ làm con mồi cho các bạo quyền chuyên chế. Dù đang hưởng tự do và có quyền bầu cử, v́ ích kỷ vụ lợi và tham lam ỷ lại, sớm muộn rồi họ cũng sẽ rơi vào tay những tên côn đồ chính trị biết vuốt tim đen của họ. Hitler cũng như Milosevic đều được dân họ bầu lên, không đến nỗi phải cướp chính quyền như Hồ Chí Minh. Làm sao quân mị dân đắc thắng được nếu người dân không đồng ư với họ, ham cái bánh ngon không tốn kém do họ tô vẽ cũng như đổ hết các khó khăn cho một đối tượng bung xung ?  Mỗi khi trong một nước, đa số công dân chỉ biết suy nghĩ hơn thiệt trước mắt không cần cân nhắc phải trái, có thể chắc chắn  họ sắp hoặc đang làm nô lệ cho một lớp tặc quyền.

 

Không ai trách cứ người dân ít học hoặc quá nghèo không có sức và phương tiện hiểu biết nếu họ để cho kẻ độc tài lừa bịp thống trị. Nhưng những người được ăn học và có một đời sống tương đối dễ dăi không thể chối trách nhiệm của ḿnh trong sự thiết lập và củng cố chế độ độc tài. Không có sự ủng hộ của một số đông phần tử trí thức và tư sản (bị thôi miên bởi bạo thuyết và bạo lực), phát xít hay cộng sản chẳng nắm nổi quyền vâ giữ quyền nơi nao. Nếu họ chạy theo bạo quyền v́ thiếu óc phán đoán, tưởng ḿnh tham gia vào sự xây dựng một thiên đàng tương lai c̣n đỡ, nhưng một phần lớn a dua với kẻ mạnh súng mạnh miệng v́ nhát sợ cũng như để thỏa măn ḷng tham lam ganh ghét sẵn có. Chỉ xét những lời nhục mạ và giọng hằn học ác ư đối với những người khác quan niệm trong văn của các trí thức cộng sản Việt Nam, đặc biệt vào thời trước “đổi mới », th́ thấy tinh thần đố kỵ cố chấp của họ lớn biết bao. Một khi giác ngộ và biết ngượng về thái độ qua, họ tự miễn thứ với lư do sống c̣n dưới chế độ cực quyền phải vậy. Ấy là quên đi cũng thái độ đó của họ khi Đảng chưa nắm quyền hay khi họ ở ngoại quốc ngoài ṿng kiêm tỏa của Đảng, đang hưởng thụ cái tự do mà họ muốn kẻ khác bị tước đọat hoặc coi nhẹ sự tước đọat đó.

 

Xu thời phù thịnh là bệnh của con người muốn được an thân và, nếu có thể, vinh thân. Nhưng thời hay cái được thời do chính con người tạo nên. Không phải bỗng dưng một mai một chủ tịch và chủ thuyết bạo ngược xuất hiện với đủ mănh lực khó ai cưỡng nổi, và con người b́nh thường vốn tốt hay vô cữu đột nhiên biến thành hổ mang với đồng bạn. Phải có một thời gian ấp ủ thâm nhập lâu dài, các tư tưởng độc đoán ích kỷ và bất chính mới có cơ phổ biến. Muốn thịnh hành chúng phải hủy hoại hay bất lực hóa lương tri của con người.  Cho nên mỗi khi chúng ta buông thả lương tâm, nín lặng trước cảnh bất công, tiếc ngại giúp kẻ khốn cùng, hạ ḿnh trước kẻ cao sang, đặt danh lợi cá nhân trên quyền lợi tập thể, chúng ta tăng sức cho chúng bành trướng tới độ được thời. Lúc đó có hối cải và chống đối cũng muộn màng hoặc đ̣i hỏi nhiều can đảm và hy sinh gấp bội.

 

Ai cũng sợ đau, sợ khổ, sợ chết và quân lưu manh khéo lợi dụng tâm lư đó. Nhưng sợ đến nỗi chà đạp hết giá trị thiêng liêng của con người chẳng thể dung thứ được. Càng khó biện giải khi hành động thiếu tư cách không phát xuất từ một mối đe dọa cấp bách mà do tính sợ bóng sợ gió gây ra. Nhát gan tới nước đó tức là vun xới cho tặc quyền rồi, chẳng cần liều thuốc murti-bing ru ngủ hay hứa hẹn vàng son, kẻ độc tài tha hồ yên tâm trị v́. Theo luật lệ các nước văn minh, thấy người gặp nguy dù ǵ chăng nữa mà không cứu giúp là một trọng tội. Suy theo đó, khi dân Serbes mặc thây cho quân đội sát hại các tộc thiểu số hay khi dân Việt Nam làm ngơ kệ xác người lành bị công an bắt bớ, tuy họ là nạn nhân của chế độ độc tài, thật ra họ cũng có phần đồng lơa với chế độ.

 

4/5/1999

Retour à DPN