Nam nữ b́nh quyền, một vấn đề nhân quyền

(Paris, đăng đầu tiên trong Tự Do, số 53, 3/1987)

 

 

Hiện nay, mặc dầu những tư tưởng công b́nh xă hội và nam nữ b́nh quyền đă được phần lớn quốc gia minh nhận trong hiến pháp và luật pháp, những thành kiến giới hạn hoạt động của phụ nữ trong phạm vi gia đ́nh và dành mọi quyền điều khiển trong mọi lănh vực cho đàn ông vẫn dai dẳng thịnh hành. Đặc biệt, những thành kiến đó không phải chỉ do nam giới tán đồng mà được chia xẻ bởi cả nữ giới. Người phụ nữ khó ư thức được sự áp bức của phụ quyền cũng như sự “ngụy mạo” của vai tṛ “truyền thống” làm “nội tướng” mà phụ quyền đă dành riêng cho họ từ xưa tới nay, khi họ c̣n liên lụy t́nh cảm với cha chồng con cái, khi nền giáo dục cổ truyền đă ăn nhập ít nhiều vào họ, khi các cơ cấu xă hội phụ quyền chẳng hề thay đổi, và khi ư hệ bao quanh vẫn thấm nhuần tư tưởng phụ quyền. Cho nên những phong trào tranh đấu cho phụ nữ xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 tại Âu Mỹ chỉ được một thiểu số phụ nữ ủng hộ, những phụ nữ theo các phong trào ấy bị chính người đồng phái vào hùa với nam phái nguyền rủa chê cười như những giặc cái, quỷ cái hay bầy đĩ điếm, mặc dù phần lớn là những người đàn bà hiền hậu, xinh đẹp, có chồng con hẳn hoi, chỉ khác người ở chỗ có tinh thần và ư thức.

 

Ngày nay, họ bị coi là lỗi thời và sự tiếp tục tranh đấu của họ bị coi là vô nghĩa v́ trên pháp lư họ đă toàn thắng. Nhưng, bướng bỉnh, họ vẫn điều tra, thống kê ... để t́m những điều luật bất b́nh đẳng, để theo dơi sự thi hành luật pháp, để canh chừng sự phản kháng của phụ quyền lúc nào cũng chực rút lại những nhượng bộ qua (như những rục rịch tại Pháp muốn đặt lại quyền phá thai, quyền lao động b́nh đẳng).

 

Chính nhờ sự tranh đấu không ngừng của phụ nữ Âu Mỹ đă thức tỉnh nam giới cầm quyền mà phụ nữ thế giới, trong đó có phụ nữ Việt Nam, được hưởng ngày nay một địa vị tương đối ngang hàng với đàn ông, với những quyền lợi mà một thế hệ trước mẫu thân của chúng ta không ai dám mơ tưởng đến : quyền bầu cử, quyền đi học và thi cử, quyền tự do hôn nhân, quyền ly dị, quyền hành nghề ngoài xă hội ... Rất nhiều phụ nữ sinh trưởng trong sự hưởng thụ những quyền lợi đó cho nó là đương nhiên, quên rằng những quyền lợi ấy đă được giựt khỏi tay nam giới và chỉ được các chế độ phụ quyền – vẫn cai trị khắp nơi – ban bố một cách miễn cưỡng, có thể bị thâu lại dễ dàng nếu trường hợp cho phép : như tại Ba Tư và Hồi Quốc, sau cuộc đảo chánh, giáo chủ Khomeiny và tướng Zia băi bỏ quyền của phụ nữ do Shah Pahlevi và Ali Bhutto công nhận. Ngay tại Hoa Kỳ, chính ra phụ nữ là những người lập quốc đă được quyền bầu cử ngay năm 1691, nhưng năm 1780 họ bị tước quyền đó, đến tận 1920, sau một cuộc tranh đấu gắt gao khởi đầu từ 1840, mới được trả lại quyền bầu cử.

 

Những phụ nữ may mắn ngày nay c̣n quên, hay đúng hơn thờ ơ với sự đau khổ của hàng triệu nếu không cả tỷ phụ nữ khác trên thế giới, vẫn bị kiềm chế trong những luật lệ và tục lệ hà khắc kể ra không xiết : tại Phi Châu và các xứ Ả Rập, hàng chục triệu bé gái bị cắt âm vật và khâu môi âm hộ lại v́ xă hội phụ quyền không thể để cho đàn bà biết khoái lạc nhục dục và có liên hệ t́nh dục trước khi về nhà chồng. Tại Hồi Quốc năm 1984, có hai phụ nữ bị hiếp đi kiện kẻ hiếp dâm, ṭa chẳng phạt hắn mà lại phát án tù, tiền và roi xử họ, bởi lời chứng của đàn bà chỉ có giá trị bằng nửa lời khai của đàn ông (tên hiếp dâm chối tội). Tại Ấn Độ, nơi thịnh tục con gái phải mang của hồi môn về nhà chồng, mỗi năm có hàng ngàn nàng dâu bị nhà chồng đốt chết để mở đường cho chồng họ lấy vợ khác, tức thâu thêm được về một mớ của hồi môn mới, gia đ́nh kẻ xấu số có kiện cũng vô ích v́ không có bằng chứng, nhà chồng chỉ cần khai là nạn nhân bị bén phải lửa từ củi hay dầu nấu cơm ; mấy năm trước có một nàng dâu thoát chết cầu viện một hội phụ nữ kiện lại gia đ́nh chồng, nội vụ được báo chí làm rùm beng nhưng chẳng đi đến đâu, v́ xă hội phụ quyền dung túng sự làm bậy trong khuôn khỏ phụ quyền, bởi sự phản nghịch đắc thắng của một nàng dâu sẽ đưa đến sự sụp đổ của chế độ gia đ́nh dựa trên sự phục tùng tuyệt đối của người vợ.

 

Tại những xứ nghèo, người đàn bà đă phải kham khổ quần quật quanh năm để kiếm cơm manh áo cho chồng con, đă chẳng được gia đ́nh cũng như xă hội nể nang v́ cho rằng họ chỉ làm bổn phận b́nh thường của người vợ và người mẹ, mà c̣n bị ruồng rẫy, hạch sách mỗi khi chớm nghĩ tới sự sống cho ḿnh. V́ chế độ phụ quyền đặt nền móng trên gia đ́nh, nhưng một gia đ́nh trong đó người vợ chỉ được coi như một máy đẻ và một vật tôi mọi phụng sự người chồng về vấn đề sinh lư cũng như vật chất. Cố nhiên, ư tưởng này, trừ phi phụ quyền rất ỷ mạnh như tại các nước có một quyền chế kiêm cả thế quyền lẫn thần quyền, được che đậy bởi những h́nh thức tôn kính, nhưng sự thể không thay đổi : người đàn bà trong xă hội phụ quyền không được coi như một con người biết hỉ nộ ái ố, mà như một vai tṛ hữu ích được thần tượng hóa nếu cần. Trong quan niệm đó, tính dục của người đàn bà bị chối bỏ, lệ thuộc sinh dục của người chồng: họ không được phép biết đến hay nghĩ đến cơ thể họ, cho nên đến tận ngày nay nhiều phụ nữ đă hấp thụ được ít nhiều giáo dục phụ quyền, nghe nhắc tới chuyện sinh lư là đỏ mặt tía tai, thậm chí đă lấy chồng có cả chục con như thân mẫu tôi mà chẳng biết âm hộ của ḿnh ra sao, và lẽ dĩ nhiên không những chẳng bao giờ biết sự khoái lạc nhục dục là ǵ mà c̣n coi những chuyện trai gái là bẩn thỉu nhàm tai.

 

V́ người đàn bà là món tṛ chơi sinh lư của chồng, họ được khuyến khích diêm dúa chải chuốt để làm đẹp mắt đẹp ḷng chồng, khiến ngày nay, với thêm sự vận động của các ngành quảng cáo cho kỹ nghệ tiêu thụ, rất nhiều phụ nữ mất th́ giờ và có khi hiến cả cuộc đời cho sự làm dỏm và chiều ḷng đàn ông. Ngay từ tuổi thơ ấu, người con gái được uốn nắn để hợp với vai tṛ vợ-mẹ tương lai, như một món hàng sẽ được cha đem gả bán khi tới tuổi khôn lớn. Món hàng càng nguyên vẹn càng có giá trị, cho nên sự trinh tiết của người con gái được bảo vệ kịch liệt. Do bổn phận đầu tiên của người đàn bà là truyền giống cho nhà chồng có kẻ nối dơi, một mặt họ phải chung thủy tuyệt đối với chồng, mặt khác họ phải có con trai kẻo chồng có quyền hoặc bỏ họ hoặc cưới thêm vợ lẽ. Những h́nh phạt chờ đợi người đàn bà ngoại t́nh rất ghê gớm : ném đá tới chết tại các nước vùng Địa Trung Hải – năm 1979, công chúa Michâal, cháu vua Arabie Saoudite, được đặc ân chỉ bị chặt đầu! -, voi dầy hay thả bè trôi sông tại Việt Nam (tục này tồn tại tới tận tời Pháp thuộc). Tại các nước tân tiến, luật lệ vẫn khoan hồng đối với người chồng giết vợ ngoại t́nh. Và khỏi cần nói, người chồng tha hồ năm thê bẩy thiếp, vợ chẳng có quyền nói ǵ hay nếu lăng loàn, có thể bị bỏ tức mất chỗ nương tựa.

 

Người đàn bà độc thân trong xă hội phụ quyền rất hiếm; nhiều xă hội cấm đàn bà đàn ông độc thân và giải quyết sự trai thiếu gái thừa (theo các thống kê th́ số sơ sinh nam bao giờ cũng trội hơn số sơ sinh nữ nhưng trẻ trai yếu đuối hơn (sic!) và tận cùng, nếu không có tục giết gái sơ sinh, khi lớn lên số nữ trội hơn số nam) bằng chính sách đa thê, một chính sách sớm biến thành một h́nh thức thị oai của nam giới, càng nhiều vợ có nghĩa là càng giàu mạnh. Thông thường, người phụ nữ không chồng (hoặc v́ lư do nào đó không ai lấy hay không lấy ai, hoặc v́ góa bụa, bị bỏ rơi hay ly dị) không được ở riêng, phải sống với gia đ́nh một người thân (cha mẹ, anh em, con cái) ; nếu tại những xă hội khai phóng họ được độc lập về kinh tế và có tư cách hoạt động ngoài xă hội nên ở riêng, họ rất bị xă hội nghi kỵ và thường ghép họ vào hạng đĩ thơa. Để cột người đàn bà vào gia đ́nh, xă hội phụ quyền có khuynh hướng cấm đàn bà có tài sản riêng bằng cách không cho họ quyền thụ hưởng gia tài ( như tại Việt Nam, trong luật Gia Long, không phải do sự ác ư của triều đ́nh Nguyễn, mà do một nguồn dư luận sẵn có, bằng chứng là lời lên án gắt gao của Phạm Đ́nh Hổ (1740-1786), tác giả Vũ trung tùy bút,  khi nói về thừa tự : ”Người quân tử nghe thấy chuyện ấy (chuyện cho con gái thừa tự), ai chẳng động ḷng. Bởi vậy cổ nhân phải chăm lo về sự nối dưỡng, chi trưởng không có con nối dơi th́ cho chi thứ kế tự chứ không cho con gái tế tự...”) hay đặt sự quản trị tài sản của họ dưới quyền người chồng (ngay tại Pháp, phụ nữ chỉ thoát khỏi sự giám hộ của chồng từ 1942, nhưng đến tận 1965 chồng mới mất quyền cai quản tài sản riêng của vợ).

 

Nếu phận sự ngàn đời của đàn ông là giao tế, hành chánh, binh bị và kỹ thuật, người phụ nữ trên thực tế không những đảm nhiệm công việc nội trợ mà c̣n phải cáng đáng trọng trách kinh tế. Ở Phi Châu ngày nay, phụ nữ gánh vác phần lớn việc buôn bán, 80% nông nghiệp là công của họ ; không hiểu trong thời b́nh, khi lợi tức chính của nước họ xuất từ nông nghiệp, đàn ông có tích sự ǵ? Chắc phải gây chiến để chứng minh sự hữu ích của họ chăng?  Tại Việt Nam, ít nhất tới thời Pháp thuộc, công việc đồng áng, buôn bán, cũng do phụ nữ phụ trách. Thời xưa, binh khí chưa được phát triển,sự thắng trận dựa trên quân số rất nhiều, thường trực tại Việt Nam, ngay từ thời Đinh, có đến một triệu trai tráng ṭng ngũ trên một tổng số dân có khi chỉ có năm triệu người (theo con số tính của các sử gia), thành thử bắt buộc đàn bà phải lo hết mọi việc dân sự, có khi cả việc xây cất công cộng. Chỉ có phụ nữ thuộc giới trưởng giả nho gia mới cấm cung trong nhà, lo mỗi chuyện canh vườn, dệt cửi, nội trợ thôi. Sự hoạt động ngoài trời của phụ nữ nông thôn và b́nh dân cho họ một chút tự do đi lại và sử dụng tiền bạc do họ kiếm ra, nhưng không cho họ thoát khỏi ṿng kiềm tỏa của phụ quyền : tài sản do họ dựng lên thuộc về nhà chồng, và tuy được giao du trai gái họ không được tự do hôn nhân (nhiều làng ở Hà Tây, Vĩnh Phú có tục bắt trói đánh chửi ở đ́nh con gái chê chồng) trừ tại những vùng c̣n tàn dư của mẫu hệ (những bài ca dao về t́nh yêu nam nữ xuất phát từ những vùng này).

 

Trong xă hội phụ quyền, sức lao động của người đàn bà được khai thác cho sự phú cường của nhà chồng, họ không được hưởng mấy, chỉ lấy phần thưởng trong cái vinh hoa của chồng con. Thái độ đó đă được khen là đức hy sinh, nhưng tặng họ đức tính đó khác nào phỉ báng họ, v́ sự hy sinh bao hàm khả năng lựa chọn, nào họ có quyền chọn ǵ?  Quá lắm chỉ nói được là họ có tinh thần chịu đựng, và tinh thần này đă được rèn luyện bởi một nền giáo dục hết sức g̣ bó. Trong không khí ngộp thở của nền giáo dục phụ quyền, những hành động vô hại nhất không hợp với mẫu người phụ nữ thuần túy cần cù và biết phận ḿnh như họp bạn, chuyện tṛ, thả hồn mơ mộng hay vùi đầu vào sách bị ngăn cấm chê bai. Chính tôi hồi nhỏ, mặc dầu xuất thân từ một gia đ́nh tương đối mới, cho con học trường Pháp, từng bị khuyến cáo không được tập thói ngồi lê (tṛ chuyện), nhàn cư vi bất thiện (ngồi không), mê mẩn chuyện đâu đâu (ham đọc sách). Trong khi đó con trai được khuyến khích chơi đùa (hoạt bát), ăn không ngồi rồi (suy tư), mở mang trí óc. Mục đích của nền giáo dục đó là dẹp tắt những khao khát tự nhiên nhất và cao cả nhất của con người trong phụ nữ (t́nh nhân loại, óc vùng vẫy và t́m hiểu), là uốn nắn cho người con gái măn nguyện với đời sống gia đ́nh, chỉ biết chồng con là nhất, việc nước việc non đă có con trai lo liệu, mặc dù sự quản lư tài ba của đấng nam nhi đă đưa đất nước vào cảnh thê lương, vào tay ngoại bang, vào tay thực dân hay độc tài.

 

Xưa kia, ngoài vài gia đ́nh thâm nho – nhờ vậy lịch sử văn học Việt Nam mới có vài nữ danh nhân như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương ... – các cụ không bao giờ có ư nghĩ cho con gái học, v́ con gái phải ở trong gia đ́nh và v́ sách vở gợi ư bất măn trong họ. Phải đợi năm 1908, dưới sự thúc đẩy của thực dân, nhà cầm quyền Việt Nam mới cho mở trường nữ tiểu học đầu tiên. Nhờ được đi học và hấp thụ tư tưởng phóng đạt Tây phương qua sách báo, một số phụ nữ Việt Nam thấy nổi dậy trong họ ư muốn thoát ly số mệnh an bài từ muôn thủa, nhưng những bước đầu tập tễnh lệch lạc của một vài phần tử đă cho nam giới phụ quyền và đa số nữ giới đồng lơa cái cớ để chế giễu hay mạt sát cái tṛ theo gót Tây phương một cách lố lăng, rồi dựng ngược lại mẫu người phụ nữ lư tưởng, trau dồi công dung ngôn hạnh (tức óc phù phiếm nhỏ nhặt), tận tâm chịu đựng giúp đỡ chồng con (tức tính “maso”). Một số khác đă gia nhập các đảng phái chống Pháp với, ngoài hoài băo giải phóng đất nước, hy vọng chiếm được sự nể nang và sự thừa nhận b́nh quyền của đồng chí kháng chiến sau này. Chính nhờ hiểu tâm lư đó mà đảng cộng sản đă lợi dụng được ḷng háo hức của phụ nữ để tuyên truyền cho họ theo : “Phụ nữ muốn giải phóng phải cùng dân tộc và giai cấp đứng lên làm cách mạng” và đă ra lệnh cho các cán bộ làm đủ cách để “quần chúng phụ nữ lao khổ tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng”.

 

Lao đầu theo cộng sản, phụ nữ Việt Nam đă vỡ mộng khi cộng sản đắc thắng v́ dưới chế độ cộng sản, dù Hiến pháp bảo đảm sự b́nh quyền nam nữ, trên thực tế phụ nữ Việt Nam bị bóc lột gấp đôi, một lần chung với nam giới bởi sự thống trị của Đảng, một lần nữa bởi những tập quán phụ quyền trọng nam khinh nữ, khiến đời sống vật chất của họ càng thêm nhọc nhằn. Xin trích dịch lại đây mấy lời than văn bất b́nh của vài phụ nữ trong xă hội chủ nghĩa Việt Nam được Mai Thu Vân phỏng vấn : “Xă hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng người mẹ, người vợ. Không có đàn bà không thôi, đàn bà chỉ là một sức lao động. Phải hiểu sự giải phóng ở đây như một sự bóc lột hai lần”(Thu Vân). “Đàn bà không được đối xử như kẻ trưởng thành” (Liên). “Xếp của chúng tôi là đàn ông, đàn bà làm phụ tá. Nam nữ b́nh quyền thế đó!... Chúng tôi tranh đấu để bảo vệ quyền của chúng tôi nhưng thế nào rồi đàn ông cũng thắng. V́ chúng tôi đông hơn nên thỉnh thoảng họ nhượng bộ về vài điều vụn vặt” (Ly).

 

Sự thất vọng của phụ nữ cộng sản Việt Nam , ngoại trừ một nhóm trong Hội phụ nữ được mệnh danh là “Hội mẹ chồng”, là sự thất vọng chung của mọi phụ nữ đă đặt niềm tin vào sự giải phóng của chính ḿnh trong những cuộc cách mạng chung với nam giới, để rồi khi cách mạng thắng lại bị đẩy về gia đ́nh, xó bếp. Họ không hiểu rằng xă hội phụ quyền c̣n tồn tại, song song với sự tranh đấu cho nhân phẩm chung, sự vươn ḿnh lên một địa vị ngang với đàn ông phải do chính phụ nữ tranh đấu lấy, nam giới không thể t́nh nguyện từ bỏ đặc quyền của họ và làm xáo trộn trật tự do chính họ dựng lên.

 

Khi không thể dùng uy lực ép buộc đàn bà tự măn với vai tṛ nội tướng, phụ quyền đặt nỗ lực vào sự tuyên truyền tư tưởng, huy động các lực lượng thế quyền và giáo quyền để chứng minh sự thấp kém tự nhiên (theo Kinh thánh, sinh học) của đàn bà so với đàn ông, để biện hộ cho sự chế ngự của nam giới. Đối với đàn ông, phụ nữ được định nghĩa bởi một sự thiếu sót : Hết những tôn giáo phát sinh từ Do Thái (Thiên chua, Hồi) kêu phụ nữ không có hồn (đến thế kỷ 16 công giáo mới nhận là có) đến bác sĩ Freud giải thích nữ tính bởi một sự “thèm muốn dương vật” (tại sao nam tính không do một sự thèm muốn vú và khả năng sinh đẻ cấu thành nhỉ?), lại đến bác sĩ Broca tuyên bố đàn bà kém thông minh v́ có óc nhỏ hơn đàn ông (nhưng sau v́ có sự nhận xét thấy rằng nếu phải kể đến vóc dáng và tuổi tác người được đo óc, óc phụ nữ có phần lớn hơn đàn ông chút xíu, thuyết này bị bỏ dần). Tuy học hành cao siêu, các nhà bác học nặng thành kiến phụ quyền vẫn tiếp tục nghiên cứu cho ra chứng cứ của sự thua sút tự nhiên của phụ nữ. Đương thời có giáo sư Laborit nêu thuyết trí nhớ của đàn ông mạnh hơn v́ óc họ được kích thích bởi chất testérone, có điều nếu chất testérone có công hiệu kích thích như vậy, tại sao tiêm nó cho đàn bà măn kinh nó lại khiến tính họ dịu xuống?

 

Cực chẳng đă, các nhà xă hội học quả quyết nhân loại chỉ có thể có xă hội phụ quyền, v́ chế độ phụ quyền xuất hiện cùng với nhân loại : dĩ nhiên, ngày nay chúng ta không có tư liệu về sự tổ chức của các bộ lạc thời tiền sử, nhưng cứ xét các dân tộc vị khai c̣n tồn tại, bộ lạc nào cũng do nam nhân làm tù trưởng hay gia trưởng, ngay cả tại những bộ lạc theo mẫu hệ trong đó đàn bà có một địa vị tương đối cao v́ là kẻ truyền giống. Các nhà khảo cứu này cho rằng xă hội mẫu hệ chỉ là một trạng thái sơ khai của phụ quyền, khi nam giới chưa ư thức ra sự tham gia của họ trong việc sinh sản. Theo họ, dù không chắc trí thông minh của đàn ông cao hơn, nam giới vĩnh viễn chế ngự nữ giới v́ đàn ông khỏe mạnh hơn đàn bà lại giữ việc binh bị tức khí giới, trong khi đàn bà đă yếu lại vướng chuyện thai nghén con mọn. Khỏi nói, họ không thèm đếm xỉa đến ảnh hưởng của giáo dục trên vóc dáng, đến sự kiện phụ nữ Phi Châu thường cao và vạm vỡ hơn đàn ông, có thể khiêng dễ dàng tới 50kg trong khi đàn ông chịu được nhiều nhất 25kg, đến những truyền thuyết về các bộ lạc nữ kiệt, đến những hiện tượng nữ chiến binh trong lịch sử, đến tài liệu về nữ tù trưởng và nữ trưởng tộc (riêng tại Việt Nam, đến tận đầu thế kỷ 20, một số bộ lạc Mường vùng Ḥa B́nh và Thượng vùng Tây Nguyên để phụ nữ làm lang bà và đầu làng).

 

Mục đích của họ là củng cố thuyết “năng chức” (fonctionnalisme), biện bạch cho vai tṛ cố hũu của nữ giới (trong gia đ́nh) và nam giới (ngoài đời) bởi sự vĩnh cửu và tầm quan trọng của nó trong sự duy tŕ trật tự xă hội : nếu xưa nay phụ nữ chỉ làm vợ và mẹ, vĩnh viễn phụ nữ bắt buộc phải chỉ như vậy. Chắc hẳn nếu các vị đó sống dưới thời nô lệ, họ sẽ khuyến nhủ người nô lệ rằng : xưa nay lúc nào cũng có nô lệ giúp cho kinh tế xă hội phát triển, vậy sự nô lệ bắt buộc phải có, và các anh chị nên tiếp tục yên vui làm nô lệ. Hậu quả của thuyết năng chức là các lời kêu gọi bảo vệ nguyên trạng, khen cái hay, cái đẹp, cái hữu ích của công việc nội trợ, dạy dỗ trẻ thơ, đồng thời ca ngợi “nữ tính” muôn thuở của người đàn bà : yêu kiều, nết na, đảm đang, huyền bí, v.v,. mà sự thụ động bổ khuyết cho sự hiếu động của nam giới.  

 

V́ luận cứ của thuyết năng chức chỉ vững nếu từ nguyên thủy chỉ có phụ quyền, các nhà trí thức bị ảnh hưởng bởi thuyết đó cực lực phản đối những tác giả cho rằng mẫu quyền xuất hiện trước phụ quyền. Luận chứng của một số tác giả này như Baschofen và L. Morgan đă được Engels dùng để chứng minh rằng sự bóc lột giai cấp cũng như phụ quyền là hậu quả của tư hữu do nam giới chiếm đoạt trong quyển Nguồn gốc của gia đ́nh, tư hữu và nhà nước đă trở thành cẩm nang của các nhà xă hội học Mác-xít. Tuy sự gắn liền phụ quyền với tư hữu chẳng mấy đúng (cứ xem xă hội cộng sản th́ rơ), sự bênh vực mẫu quyền của ông đă khiến các nhà nhân chủng học Mác-xít, đặc biệt tại Việt Nam, để ư đến việc t́m ṭi các di tích mẫu quyền. Trong Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại (cuốn lịch sử đầu tiên về phụ nữ Việt Nam; rất tiếc là tác giả, tuy có tài nghiên cứu, v́ quá mù quáng bỏi Đảng, đă mất hết óc suy xét khoa học khi nói về cận đại), Lê Thị Nhâm Tuyết dẫn chứng Việt Nam đă trải qua một chế độ mẫu quyền đến tận đầu thời Hùng Vương.

 

Theo những tác giả bênh vực mẫu quyền th́ không những khi xưa phụ nữ nắm giữ mọi quyền hành trong công xă thị tộc, họ c̣n có công sáng lập ra nền văn minh nhân loại với những khám phá lớn lao như lửa, lúa rau, nghề dệt, nghề gốm... cho nên ngày nay nhiều dân tộc c̣n thờ các nữ thần lửa, thần lúa, thần đậu, thần lọ.... Tuy sao, dù mẫu quyền đă từng có hay không, đă có thời phụ nữ -trong xă hội nông nghiệp sơ khai theo mẫu hệ - đă giữ một địa vị cao trọng. Chỉ lời phản đối của dân da đỏ Iroquois chuyển lại thống đốc Hoa Kỳ do E. Reed ghi lại cũng đủ cho thấy địa vị ấy ra sao : “Các bậc phụ lăo chúng tôi cảm thấy rất bị xúc phạm v́ sự bác bỏ lời khuyên nhủ của phụ nữ tộc chúng tôi, lời khuyên nhủ của những kẻ quản lư chính thực chúng tôi. Chúng tôi cho phụ nữ là chủ nhân của đất đai chúng tôi. Phụ nữ chẳng cho chúng tôi đời sống là ǵ, bậc cha chúng tôi bảo vậy. Phụ nữ cầy cấy ruộng vườn của chúng tôi, nhóm lửa cho chúng tôi và đun sôi nồi niêu cho chúng tôi. V́ phụ nữ là nguồn sống của dân tộc”. Do quan niệm như vậy, nhiều bộ lạc da đỏ buộc tù trưởng phải được các nữ bô lăo chấp thuận mới được nhậm chức, và phải hỏi ư kiến họ mỗi khi cần giải quyết một vấn đề quan trọng.

 

Sự tranh luận về mẫu quyền khó phân thắng bại bởi không có chứng cứ tuyệt đối, nhưng nó trọng yếu v́ không những sự hiện thực của mẫu quyền làm lung lay thuyết năng chức, nó c̣n cho phụ nữ thấy rằng sự kiềm chế của phụ quyền không phải là một định luật bất di bất dịch mà chỉ là một giai đoạn của lịch sử nhân loại (khoảng từ 6000 năm nay trên 300 000 năm hiện hữu của loài người) có thể được thay thế bởi một chế độ khác, trong đó nam nữ hoàn toàn b́nh đẳng.

 

V́ kẻ cầm quyền không bao giờ chịu chia sẻ quyền cho kẻ khác mà không hết sức kháng cự, muốn diễn tiến trên thành sự thật, người phụ nữ phải tranh đấu không ngừng. Nhưng khổ nỗi, phụ nữ thường dễ cam phận, ít ư thức sự áp bức tinh vi của phụ quyền, lại có liên hệ quá mật thiết với nam giới qua t́nh nhân hay chồng con nên không có tinh thần liên đới với kẻ đồng phái. Ngoài ra, rất nhiều người c̣n bị chi phối bởi đời sồng vật chất, lo chuyện ăn chưa xong, hơi đâu mà nghĩ tới cả phái. Hơn nữa, họ c̣n thấm nhuần giáo dục cũ khiến họ khó ḷng gạt được những thành kiến do phụ quyền truyền bá, c̣n quyến luyến với những giá trị của phụ quyền thể hiện trong h́nh ảnh thương yêu của chính mẫu thân họ. Thêm vào đó là mặc cảm tự ti do hàng ngàn năm phục tùng đă ăn sâu vào óc họ : theo K. Millett, một đại học Hoa Kỳ đă thí nghiệm thấy rằng một bản văn, tùy được gán là do đàn ông hay đàn bà viết, sẽ được chấm cao hay thấp bởi các nữ sinh viên.  

 

Chả thế mà S. De Beauvoir, tác giả cuốn Le deuxième sexe xuất bản đầu tiên năm 1949 đă đánh thức cả một thế hệ phụ nữ Âu Mỹ, sau khi không ngần ngại quả quyết không có mẫu quyền, đă thốt câu : “Không có một phụ nữ nào có được cái điên cuồng trong tài năng được mệnh danh là thiên tài... Đại nhân là những kẻ dă gánh vác sức nặng của thế giới... điều đó không một đàn bà nào làm nổi, không một đàn bà nào có thể làm nổi”. Chắc lúc viết vậy bà ta mê ngủ, v́ ngay thời bà đă có Marie Curie, trước đó có nữ thánh Thérèse d’Avila mà bà hâm mộ, và biết bao nữ lănh đạo quốc gia đă đánh dấu thế kỷ họ như Elisabeth I bên Anh, Catherine II bên Nga, Vơ Tắc Thiên bên Trung Hoa... Khi ngay một văn hào như S. De Beauvoir c̣n có phần tự ti đối với nam giới, thử hỏi làm sao đa số phụ nữ không vẫn cảm thấy ḿnh thấp kém, nhỏ bé, yếu đuối trước những hoạt động trùng phức của nam giới? Thay v́ buồn bởi số nữ danh tài quá ít, đáng nhẽ bà ấy phải mừng v́ mặc dầu nữ giới bị đè nén đủ điều, vẫn có phụ nữ có tài trí vươn lên ngang hàng với nam nhi, lo ǵ trong thuận cảnh chẳng thêm nhiều nữ nhân tài xuất hiện?

 

Để dùng một cách khác những từ trong câu thường được dẫn của S. De Beauvoir : “phụ nữ không sinh ra làm phụ nữ, mà trở thành phụ nữ”, có thể nói rằng xă hội phụ quyền muốn phụ nữ sinh ra chỉ là (phụ nữ), nam nhi thôi mới trở thành (người), nghĩa là mới được khuyến khích phát triển tài năng. Trong đại đa số ngôn ngữ (Pháp, Anh, vv.) từ chỉ đàn ông và con người chẳng là một đấy ư? Trước sự bất công đó, nhà nhân chủng học M. Mead  đă bác bỏ thành kiến về nét đặc thù của “nam tính” (gây hấn, hiếu động) và “nữ tính” (chịu đựng, thụ động) : “Giữa đàn ông và đàn bà không có ǵ khác nhau ngoài cách truyền giống, trong mọi lănh vực khác họ chỉ là những con người có tài năng khác nhau, nhưng không khác biệt v́ giới tính của họ”. Nhưng sau khi đề cao một tinh thần tự đại của phụ nữ : tất cả những đeo đuổi thắng lợi của đàn ông chỉ là cách đạt sao cho được “cái trạng thái sung măn mà họ đă thấy đàn bà được vui thú khi thai nghén” (ư kiến này đă được một số phụ nữ cực đoan khai thác), bà đă v́ óc bảo thủ đi ngược lại ư ấy, khuyến cáo đàn bà không nên xâm nhập những lănh vực phân cho đàn ông v́ có thể “làm cho đàn ông sợ hăi, làm cho đàn ông mất tính dục, làm cho đàn ông nghẹt thở, hoặc v́ sự có mặt của họ loại đàn ông khỏi công việc cũ, hoặc v́ sự gần gũi họ sẽ làm thay đổi dục tính của người đàn ông bước vào địa hạt đó”.

 

Nỗi e sợ bị đàn bà “thiến” của nam giới mà bà Mead nhắc tới rất phổ biến ; v́ tính dục của đàn ông thường mănh liệt và cần một sự giải quyệt tức thời, họ cần đàn bà hơn, và sự cần thiết đó khiến họ sợ sệt trước dục tính của đàn bà (những dị đoan về nữ phù thủy và âm hộ có răng cưa xuất phát từ đấy). Trong một xă hội phụ quyền với người đàn bà thụ động, họ tha hồ được thỏa măn. Nhưng khi người phụ nữ được b́nh đẳng, có thể cạnh tranh với đàn ông, có thái độ chủ động trong chuyện t́nh dục, đàn ông sao không khỏi nao núng, bối rối và mất tự tin? Những tự do của kẻ bị áp bức làm sao không đi đôi với sự mất mát của kẻ áp bức được?

 

Chẳng nhẽ v́ muốn bảo vệ quyền lợi của một phần tử không biết hay không chịu thích ứng với cục diện mới, nhất là khi những quyền lợi ấy dựa trên sự đọa đầy kẻ khác, bắt những kẻ bị ức hiếp măi măi chịu  ức hiếp? Thế nhưng, quên hẳn rằng chính ḿnh sở dĩ thành nhân là nhờ sự được ăn học tương tự như con trai, bà M. Mead đă cam tâm tố cáo sự giáo dục con gái ngang với con trai và kêu gọi một nền giáo dục đặc biệt cho con gái, v́ sợ một sự thay đổi tất phải có nếu đàn bà sử dụng được hết năng khiếu.  Thái độ phi lư của M. Mead tiêu biểu cho cái khó khăn của cuộc giải phóng phụ nữ do chính thành kiến phụ quyền của phụ nữ gây ra. Trái với bà Mead, nhiều tác giả cho rằng đàn bà chỉ b́nh đẳng với đàn ông khi họ ra hết ngoài làm việc. Nhưng như chúng ta đă thấy ở trên, việc phụ nữ có đóng góp hay không vào sự phú cường của gia đ́nh hay quốc gia không ăn nhập ǵ với sự hiện hữu của phụ quyền ; vả lại, công việc nội trợ vẫn c̣n đó, cần phải có người làm, mặc dù xă hội đă lĩnh dần một phần (kư nhi viện, giáo dục bắt buộc kể từ 6 tuổi, cơm trưa trong trường...).

 

Điều chắc chắn là cuộc giải phóng phụ nữ chỉ được thực hiện khi phụ nữ tự lập đối với chồng con, về mặt vật chất (một điều kiện chỉ có được nếu họ có kế sinh nhai như tài sản, lương lậu) và, quan trọng hơn, về mặt tinh thần. Phụ nữ phải biết dựa vào chính ḿnh, không thể trông cậy vào nam giới, tuy có rất nhiều nam nhân cũng bất b́nh trước sự ăn hiếp nữ giới bởi người đồng phái, đă lên tiếng bênh vực họ, nhất là vào trước thế kỷ 19 khi phụ nữ chưa đủ tư cách bày tỏ ḷng ḿnh : một trong những bản văn bênh vực nữ quyền thống thiết nhất có tác giả là Stuart Mill, cha đẻ của chủ tuyết tự do, một sự kiện chứng tỏ rằng một người tôn trọng tự do không thể chấp nhận xă hội phụ quyền. Kẻ thù lớn nhất của phụ nữ nằm trong chính họ, là tính nhút nhát ỷ lại của con người, sợ sệt cái chưa biết, bám giữ cái đă biết, là cái khuynh hướng cầu an, ưa chuộng sự dễ dăi, khiến họ dễ bị lung lạc bởi sự tuyên truyền khôn khéo của giới phụ quyền.

 

Biết bao mực giấy, phim ảnh đă được dùng để ca ngợi những đức hy sinh, nhẫn nại, can đảm, tận tâm của nữ giới (làm như đàn ông không có đức tính đó), cũng như nét yểu điệu, nhu ḿ, thanh tao của người phụ nữ (làm như h́nh dáng không phải giáo dục và lối sống tạo thành), cốt dồn phụ nữ vào thế thụ động. Lại thêm kinh tế tiêu thụ do phụ quyền lập nên ngày ngày rót vào tai phụ nữ (cả vào tai nam giới, nhưng phụ nữ là mục tiêu chính v́ vẫn giữ vai tṛ chủ chốt trong sự chi tiêu gia đ́nh) những hứa hẹn của thú tiêu thụ, và đặc biệt của sự ch́m đắm trong t́nh dục, khuyến khích trong họ tính phù phiếm, tức sự xa lánh chuyện cao xa, khiến mộng của họ chỉ là lập gia thất để chất hàng hóa, có một người chồng cấp dưỡng cho họ, với kết quả là họ ưa chưng diện, mua bán, vơ vét, và đâm ích kỷ nhỏ nhen, để rồi nam giới vin vào tính xấu đó mà tiếp tục khinh khi nữ giới.

 

Cũng như âm lúc nào cũng sẵn sàng ḥa với dương, sự nam nữ t́m nhau lập gia đ́nh là lẽ thường t́nh. Điểm khác biệt độc nhất giữa nam và nữ, cũng là cái bất lợi hay ưu điểm của phụ nữ, là sau cuộc gỉải quyết sinh lư phụ nữ có thể có mang trong chín tháng rồi sinh con, nhưng không phải v́ đàn bà có thể làm mẹ mà bắt họ phải chỉ làm mẹ mà thôi. Trái lại, ngày nay, với nạn nhân măn, phụ nữ càng ít con càng tốt, thời gian trói buộc phụ nữ với gia đ́nh bởi cuối kỳ thai nghén và sự nuôi dưỡng trẻ sơ sinh rút ngắn lại không đầy vài ba năm trong cả cuộc đời. Chuỗi đời c̣n lại, người phụ nữ có thể dành cho bất cứ hoạt động nào.

 

Đồng thời, công việc nội trợ không nhất thiết phải do phụ nữ làm mới được, người chồng có thể thay thế họ dễ dàng. Sự phân công một chiều kiểu xưa không có lư do tồn tại. Chuyện gia đ́nh là chuyện của cả chồng lẫn vợ, và hành động ngoài xă hội là phận trách của cả nam lẫn nữ. Tùy trường hợp, tùy năng khiếu tính t́nh, mỗi cá nhân và mỗi cặp vợ chồng định liệu về hoạt động của ḿnh. Song le, một sự phân công hợp lư gặp sự chống đối của dư luận : đàn ông chia sẻ bùi ngọt với vợ bị chê là sợ vợ, gà thiến; đàn bà đi làm chia việc nhà với chồng mang tiếng là hạng vợ bắt nạt chồng hay người mẹ vô t́nh.

 

Đáng để ư là, trong khi tự thuở xưa đàn bà làm việc ngoài đồng là chuyện thông thường, trong khi từ một thế kỷ nay kỹ nghệ đă lôi cuốn hàng triệu phụ nữ ra khỏi nhà để làm trong công xưởng những việc do họ phụ trách trong nhà trước đây (như dệt cửi, may vá) và một số việc phục dịch kém danh, ít lương, nam giới phụ quyền chẳng hề tỏ vẻ chống đối sự “đi làm” để rồi bỏ bê con cái của phụ nữ; bỗng dưng, từ khi phụ nữ được ăn học xông pha vào những ngành mang lại lợi tức và danh giá, tức có thể tranh địa vị với giới lănh đạo, các phương tiện truyền tin đồng thanh đặt thành vấn đề sự đi làm của họ, than văn về sự tan ră của gia đ́nh và hư hỏng của con trẻ có căn nguyên ở sự tự do của phụ nữ, làm như phụ nữ có trách nhiệm về nền kinh tế tiêu thụ và những tệ đoan xă hội do tinh thần tiêu thụ gây ra, làm như cái kinh tế tiêu thụ và những giá trị đi đôi với óc thụ hưởng không phải do phụ quyền đặt ra.

 

Mâu thuẫn hơn nữa, mặt khác, thành kiến xă hội vẫn cho việc nhà (nội trợ trông con) là việc phụ không có giá trị, đến nỗi từ ngữ đi làm hoặc lao động chỉ được dành cho những người hành nghề ngoài xă hội, y như việc chợ búa, cơm nước, giặt giũ, trông con, dạy cái, không phải là việc làm mà là thú chơi, mặc dầu các nhà xă hội học phải công nhận rằng lợi tức xuất phát từ công việc nội trợ của đàn bà tính ra tương đương với ít nhất 25% nguyên lợi quốc gia tại các nước trù phú, và cao hơn nữa tại các nước nghèo.

 

Như lá bài tây, hết lật lại ngửa, phát ngôn viên của phụ quyền hết chỉ trích phụ nữ vô trách nhiệm, nhẹ dạ, nông nổi ..., lại đổi chiến thuật, tâng bốc những đức tính thuần túy của người đàn bà. Phải nhẹ dạ thật, người phụ nữ mới có thể tin vào những lời khen giả tạo đó. Như Thu Vân, một phụ nữ trong Vietnam, un peuple, des voix nói : “Phải tố cáo sự lừa phỉnh của người đàn bà lư tưởng dựng lên trong nhũng lúc cần thiết. Người ta nịnh tính hăo huyền của đàn bà cốt để che khuất sự bóc lột họ”. Giả vờ coi phụ nữ như thánh thiện chẳng khác ǵ phủ nhận bản chất con người của họ : “Người ta phóng đại đàn bà như nữ thánh. Chúng tôi chỉ là người. Tại sao không muốn thừa nhận rằng đàn bà Việt Nam có thể đau khổ v́ nhọc nhằn, riết v́ sống trong chiến tranh, riết v́ thiếu thốn”.

 

Tóm lại, sự giải phóng phụ nữ không phải là một sự kiện đă định. Nếu tại phần lớn quốc gia, sự nam nữ b́nh quyền đă được công nhận trên giấy tờ, thực tế c̣n rất xa lư tưởng đó. Nam nữ b́nh quyền chỉ thành sự thật khi xă hội phụ quyền bị băi bỏ, nghĩa là khi số phụ nữ trong mọi ngành lên tới khoảng 50% tổng số, giống nhu tỷ lệ của phụ nữ trong dân số. Tại các nước Âu Mỹ, trên nguyên tắc, không có ǵ cản trở sự tham gia đồng đều của nam nữ trong mọi hoạt động của con người ; cơ sở pháp lư và phương tiện vật chất đều sẵn, chỉ c̣n thiếu ư chí của phụ nữ. Tự do không thể tự nhiên đến với chúng ta, chúng ta phải xứng đáng nó. Người phụ nữ đang bị khép trong bức tường gia đ́nh, khi được tự do bay bổng, không khỏi bỡ ngỡ, do dự, dễ nghe lời đường mật của phụ quyền, sẵn sàng quay về tổ ấm ngục tù cũ, từ chối trưởng thành để được sự che chở của cha chồng con cái. V́ trưởng thành có nghĩa là rút ḿnh khỏi tuổi thơ cũng như thời con gái, cái tuổi dược nuôi nấng cưng yêu, để tự sinh tự lực và đôi khi chịu cô độc.   

 

C̣n tinh thần kư thác, người phụ nữ chỉ biết ham tập luyện thành một nữ thần quyến rũ, khai thác các “nữ tính” của ḿnh để bắt và giữ chồng (một người chồng có địa vị cao hơn), chuyện đời chuyện nước phó mặc cho nam nhi. Trong khi phụ nữ các nước phụ quyền cực đoan hướng về phụ nữ Âu Mỹ  với hy vọng rằng những thắng lợi của phụ nữ tự do sẽ ảnh hưởng đến thân phận họ, phụ nữ Việt Nam không thể làm ngơ để phụ nữ khác tranh đấu một ḿnh. Sự gan tŕ của phụ nữ Âu Mỹ đă khiến chúng ta vươn lên, đến lượt chúng ta tiếp tay với họ. Đấu tranh không cần xuống đường ḥ hét, mà là ư thức, cảnh giác, không mắc vào những bẫy xảo trá của phụ quyền, trau dồi tâm trí, tập cho ḿnh không lệ thuộc chồng con về vật chất cũng như tinh thần, dạy dỗ con cái theo những tín niệm b́nh đẳng không phân biệt nam nữ, đặc biệt không khinh thường sự học của con gái và không khuyến khích tính gây hấn của con trai.

 

Trước sự sụp đổ tất có của xă hội phụ quyền được báo hiệu bởi một cơn khủng hoảng tinh thần sâu rộng, thay v́ phụ họa theo phụ quyền đổi lỗi hiện tượng luân lư suy đồi cho sự nam nũ b́nh quyền, phụ nữ cần cố gắng cùng bạn  đường nam giới giúp đỡ con cái t́m ra một thang gía trị mới để xây dựng một xă hội mới. Trật tự phụ quyền không thể tồn tại v́ dựa trên sự phủ nhận bản chất thiêng liêng của con người trong một nửa nhân loại – tức ḷng khao khát t́m hiểu, hướng thượng -, v́ dựa trên sự bóp nát quyền cao cả nhất của con người là quyền phát triển tối đa những khả năng của ḿnh. Tranh đấu cho nam nữ b́nh quyền chẳng khác ǵ tranh đấu cho nhân quyền, và chỉ khi nhân quyền của mọi người công dân trên thế giới được tôn trọng, ḥa b́nh mới thực sự vui nở và nhân loại mới có thể thả ḿnh theo tiếng gọi của vũ trụ.

 

 

Sách tham khảo :

 

- Alzon, Claude. Femme mythifiée, femme mystifiée. Paris, PUF, 1978.

-  Badinter Elisabeth. L’amour en plus. Histoire de l’amour maternel (17e-19e siècle). Paris, Flammarion, 1980.

-  Beauvoir, Simone de. Le deuxième sexe. Paris, Gallimard, 1949, 2T.

-  Collectif de femmes d’Amérique latine et de la Caraïbe. Des latino-américaines. Paris, Des femmes, 1977.

-  Davis, Angela. Femmes, race et classe. Paris, Des femmes, 1983.

-  Dhavernas, Odile. Droit des femmes, pouvoir des hommes. Paris, Seuil, 1978.

-  Evans-Pritchard, E.E. La femme dans la société primitive. Paris, PUF, 1971.

Femmes (les) dans la société marchande. Paris, PUF, 1978.

-  Friedan, Betty. La femme mystifiée. Paris, Denoel-Gonthier, 1973.

-  Gould, Stephen Jay. Le pouce du panda. Paris, Grasset, 1980.

-  Greer, Germaine. La femme eunuque.  Paris, Laffont, 1971.

-  Indochine française, Gouvernement général de l’Indochine, Direction générale de l’instruction publique. L’Annam scolaire. Hanoï, Ideo, 1931.

-  Id. Le Tonkin scolaire. Hanoï, Ideo, 1931.

-  Khayat-Bennai, Ghita el. Le monde arabe au féminin. Paris, L’harmattan, 1985.

-  Lê Thị Nhâm Tuyết. Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại. Hà Nội, nxb Khoa học xă hội, 1973.

-  Lê Văn Hảo. Thành h́nh và thời đại Hùng Vương dựng nước.  Hà Nội, nxb Thanh niên, 1982.

Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam. Hà Nội, nxb Phụ nữ, 1980.

-  Mai Thu Vân. Vetnam, un peuple, des voix.  Paris, Pierre Hoảy, 1983.

-  Meyer, Charles. Histoire de la femme chinoise. 4000 ans de pouvoir. Paris, Lattès, 1965.

-  Millett, Kate. La politique du mâle. Paris, Stock, 1970.

-  Reed, Evelyn. Féminisme et anthropologie. Paris, Denoel-Gonthier, 1979.

-  Rind, Anita. Etre femme à l’Est. Paris, Stock, 1980.

-  Thiam Awa. La parole aux négresses. Paris, Denoel-Gonthier, 1978.

Thời đại Hùng Vương. Hà Nội, nxb Khoa học xă hội, 1976.

-  Viện dân tộc học. Sổ tay về các dân tộc Việt Nam. Hà Nội, nxb Khoa học xă hội, 1983.

 

Retour à DPN