Minh bạch

 

Sự phổ biến chuyện ngoại t́nh của tổng thống Clinton trên mạng lưới Internet cho quốc tế chứng giám là dịp dể giới chức quyền các nước được thể lên án nhu cầu đ̣i chính khách và chính thể phải minh bạch trong lề lối và xử sự. Theo họ, vụ Monicagate bên Hoa Kỳ điển h́nh cho tác động đồi bại của một tinh thần dân chủ quá khích, đă không bổ ích ǵ lại c̣n có hại cho chế đọ, làm nhục quốc thể đối với nước ngoài, làm mất uy tín của chính quyền đối với quốc nội . Hùa theo họ, báo chí đua nhau tố cáo công tố viên Starr v́ hận thù một đối thủ chính trị đă làm hao tổn công quỹ đến 40 triệu Mÿ kim để thổi phồng một tiểu tiết.

 

Chỉ xét một cách phiến diện, sự buộc tội và toan tính lật đổ một nguyên thủ quốc gia v́ một vụ mèo chuột quả có tính cách lố bịch thái quá, đặc biệt khi thành kiến xă hội coi trọng sự bảo vệ đời tư. Nhưng thật ra, vấn đề đâu phải là chuyện riêng tư mà là tư cách của một vị tổng thống nắm vận mạng của hàng tỷ người trong tay. Phải nhớ rằng ông Starr được chỉ định để điều tra về hânh vi của ông bà Clinton trong nhiều vụ tham ô (Whitewater), lạm quyền (Travelgate) vâ tham nhũng (Asiagate). V́ suy đoán không đủ mà chứng cớ lại khó hội được, nhất là khi một số nhân chứng bỗng qua đời đúng lúc (khoảng 20 người từ trần một cách mờ ám trong đó cóVince Foster, một thân nhân của vợ chồng ông Clinton), ông Starr đành phải dựa vào một kẽ hở phụ để tỏ cho công chúng rơ ông Clinton là một người dối trá, dám bội lời thề danh dự công khai, không đáng tin cậy, tức không đáng làm tổng thống theo hiến pháp Hoa Kỳ.

 

Trái với nhiều lời chỉ trích của báo chí, chính v́ tôn trọng quyền lợi công dân của tổng thống Clinton được luật tố tụng bảo vệ rất kỹ, mà ông Starr đă phải tỏ ra rất cẩn thận trong cuộc điều tra, chỉ khép tội khi có bằng chứng không chối căi được. Chộp tép để bắt tôm như đă từng hiệu nghiệm với các tướng cướp loại Al Capone, bị xử không v́ tội giết người cướp của mà v́ tội gian thuế, là lối làm việc đôi khi phải theo đối với kẻ quyền thế trong một nước pháp quyền. Bởi lập hồ sơ để đưa ra ṭa một nhân vật mạnh cánh không phải dễ, họ thừa phương tiện phi tang và khóa miệng nhân chứng, không kể dọa nạt hay thủ tiêu quan ṭa. Đấy là trong trường hợp có quan ṭa được phép và dám điều tra về họ.

 

Nhưng tại phần lớn các quốc gia, dù được mệnh danh là dân chủ, hành pháp luôn luôn muốn kiểm soát tư pháp, quan ṭa nào lớn mật tính điều tra về những nghi vấn liên quan đến kẻ cầm quyền, chẳng mấy khi được che chở như tại Hoa Kỳ, mà thường bị ngăn cản nếu không bị hại. Ngay như ở Pháp, đố quan ṭa nào dám hạch sách ông Chirac về các vụ biển thủ công quỹ tại ṭa thị sảnh Paris khi ông làm thị trưởng ? V́ xu hướng của kẻ quyền thế bao giờ cũng là tự đặt ḿnh ở trên pháp luật để tiện hành động phi pháp nếu điều đó giúp họ duy tŕ địa vị, phản ứng tự nhiên của họ là dựng một bức màn che ngăn kẻ xoi mói, tránh sao cho họ không phải giải thích và chịu hiệu quả  trước dư luận về việc họ làm. Tấm chặn đó có thể là tính thiêng liêng hay bất khả xâm phạm (thời thần quyền và cực quyền), thể thống hay uy tín của nhà cầm quyền (thời nay).

 

Ngược lại, để khỏi bị lừa và bóc lột, người dân phải phá tấm màn trên, đ̣i hỏi sự minh bạch trong toàn thể xă hội, nhất là trong xử sự của kẻ nắm quyền cai trị họ. Có thế được mới mong có dân chủ, v́ không thông suốt sự kiện, không biết rơ trí đức thiên hạ, được quyền bầu nhưng biết bầu cho ai, được quyền xét nhưng xét vấn đề ǵ ? Luận điệu “bảo mật » để bảo vệ nhà nước hay đời tư chỉ là hỏa mù tung ra bởi nhũng kẻ tham quyền hay có ǵ giấu giếm. Người lương thiện nào có bao giờ sợ ánh sáng ?  

 

26/9/1998

Retour à DPN