Chưa có chuyến công du nào của một tổng thống Mỹ có tính cách tượng trưng và đáng dị nghị như cuộc viếng thăm rầm rộ Trung Quốc với một đoàn tháp tùng gồm hơn ngàn người của ông Bill Clinton đầu tháng bảy nây.
C̣n đâu chính sách nhân quyền do Hoa Kỳ bênh vực lâu nay khi ông Clinton chấp nhận một cuộc tiếp đón long trọng ngay tại Thiên An Môn nơi xảy ra vụ tàn sát hàng trăm sinh viên ham chuộng dân chủ năm 1989 ? Được tổng thống Mỹ công khai thừa nhận và coi ngang, chủ tịch nhà nước Trung cộng có thể bỏ qua vài lời nhắc nhẹ của ông Clinton về vụ “sai lầm » tại Thiên An Môn hay về Đức Đà Lai-Lạt Ma được khen là một “người lương thiện » trong một buổi đàm luận trên đài truyền h́nh, nhất là khi làm ngơ lại được tiếng là kẻ cởi mở ôn ḥa. Vả lại, biết trước sự khiếm nhă này, nhà cầm quyền Trung cộng đă trả đũa bằng cách không cấp chiếu khán cho ba kư giả đài Á Châu Tự Do do chính tổng thống Clinton chỉ định theo ông, giam giữ pḥng ngừa các nhà đối lập trước khi phái đoàn Mỹ tới nơi, và chọn lọc số sinh viên được phép nói chuyện với ông Clinton.
Thái độ nhượng bộ của Hoa Kỳ, được che đậy dưới chính sách “giao ước xây dựng“, dựa trên những tính toán vị lợi của giới chính khách và kỹ nghệ gia Mỹ. Không hiểu sự băi bỏ nguyên tắc v́ lư do “thực tế » này “xây dựng“ đối với ai ? Đối với các thương gia Mỹ hy vọng giàu thêm với một thị trường hơn một tỷ người tiêu dùng tiềm tàng ? Nhưng đương thời buổi kinh tế khó khăn, làm sao lợi nhuận của họ có thể cao được khi ngay thời tăng trưởng mạnh nhất của Trung quốc năm 1997 (gần 9%) cán cân thương mại của Hoa Kỳ đối với nước này thiếu hụt 50 tỷ đôla ? Đối với dân Trung Hoa ? Nếu có th́ cũng chẳng lâ đại quần chúng, hết nơi trông cậy, bị thế giới bỏ rơi dưới quyền thống trị của Đảng, mâ chỉ là một nhóm cầm quyền ngạo nghễ không c̣n gặp phản đối trong sự hânh quyền chuyên chế.
Lại nữa nhà cầm quyền Bắc Kinh c̣n được thể tung hoành ngang ngược để thực hiện mộng bá chủ đế vương hồi quy kế thừa của các triều đại trước. Đă từ lâu, ngân quỹ quân sự của Trung Quốc không ngưng tăng gia. Uy thế mới của họ, vươn cao với sự suy sụp của Nga Sô, khiến họ không ngần ngại gây hấn với các nước láng giềng, không lo quốc tế phản kháng v́ các chính phủ khác hầu hết ích kỷ thiển cận. Chẳng nước nào ra mặt chống đối sự xâm lược và đô hộ Tây Tạng – tổng thống và thủ tướng Pháp c̣n sợ làm mếch ḷng Bắc Kinh đến nỗi không dám tiếp kiến Đức Đà Lai-Lạt Ma - cũng như chẳng chính phủ nào lên tiếng trước sự Việt Nam bị đọat các đảo Hoàng Sa Trường Sa cùng bị lấn đất thường xuyên nơi biên giới.
Với cuộc khủng hoảng kinh tế Á Châu và sự sa sút của Nhật Bản, Trung Quốc có dịp thị uy đối với quốc tế v́ được các chuyên gia Âu Mỹ coi là một nhân tố “ổn định” , có thể ngăn ngừa cơn khủng hoảng lan tràn sang nước họ nếu giữ vững được đồng yuan không phá giá. Nỗi sợ suy thoái theo các nước Á Châu xúi các quốc gia giàu có Âu Mỹ thi nhau ve văn Trung Quốc, chẳng những không cản tham vọng của Bắc Kinh lại c̣n nối giáo thêm cho giặc. Ví như, bất kể những lời cảnh cáo về rủi ro nuôi ong tay áo, tổng thống Clinton quyết định cho chuyển giao công nghệ “kép” tức cả dân sự lẫn quân sự cho Trung Hoa.
Coi như cuộc tương phùng Mỹ-Hoa vào cuối thế kỷ 20 đánh dấu một kỷ nguyên mới đặt dưới bóng hai cường quốc có xu thế làm bá chủ hoàn cầu, một nước giàu mạnh bậc nhất giữa thời toàn thịnh (Hoa Kỳ) và một nước đông dân cư nhất đương độ phát triển (Trung Quốc). Để bảo vệ mức sống của ḿnh, Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp tay vói một chế độ độc tài hung hăng, mặc bỏ Á Châu cho Trung Quốc nếu cần. Khi lưỡng bá hội kiến ăn ư với nhau, các tiểu quốc biết điều nên lo lắng cho thân phận ḿnh, kịp thời chấn chỉnh đất nước mới mong qua cảnh hiểm nghèo.
5/7/1998