(Bài đăng trong : Tuyển tập ngôn ngữ và văn học Việt Nam, số 2, tập 2. Campbell, CA, 1994, tr. 281-303)

KẺ SĨ VỚI CHÍNH QUYỀN

Trong mọi nền văn hóa, đều thấy quây quần quanh chính quyền nếu không nắm hẳn chính quyền một lớp người có uy tín đặc biệt nhờ sự hiểu biết hay học thức thực sự hoặc quy cho của họ. Từ đẳng cấp Bà La Môn ở Ấn Độ hay giới scribes (thư lại) tại Ai Cập và Do Thái qua lớp clercs (thầy tu) và intellectuels (trí thức) tại Âu Châu tới giới sĩ rồi trí thức tại Việt Nam và Trung Hoa, tên đặt và sự đào tạo tuy có khác, vai tṛ và tâm lư dường như tương tự : người được coi hay tự cho là có học thường được coi hay tự cho là nắm chân lư và xứng đáng lănh đạo quần chúng. Tại Trung Hoa và Việt Nam, sự (muốn) lănh đạo đó thể hiẹn ra sao và quan hệ giữa kẻ sĩ với chính quyền hay quyền hành diễn tiến như thế nào, đó là vấn đề thử được phân tích trong bài này .

Nguyên chữ sĩ như ai cũng biết chỉ người học tṛ tức người có học, rồi theo đó kẻ làm trai v́ thời xưa chỉ con trai mới được phép đi học (theo từ điển “Từ Hải” th́ sĩ nguyên chỉ con trai đến tuổi lấy vợ nhưng chưa có vợ), rồi rộng hơn nữa mọi kẻ có chút kiến thức về chữ nghĩa hay nghề nghiệp (theo nghĩa đầu trong Từ Hải, sĩ là kẻ “nhậm sự” tức có công việc làm). Những từ ghép như bác sĩ, thạc sĩ..., binh sĩ, sĩ tốt..., nha sĩ, nghị sĩ..., phản chiếu ba định nghĩa trên của chữ sĩ. Nhưng chữ sĩ mà các sách báo đề cập đến bao hàm một ư nghĩa đặc biệt hơn, liên quan đến một kẻ sĩ lư tưởng hay trượng phu, một h́nh ảnh đầy huyền thuyết do hai ngàn năm nho giáo tạo truyền. Trong bài này kẻ sĩ chỉ chung những kẻ có học, bất kể nội dung của môn học.

Trước khi nho giáo chiếm thượng phong bên Trung Hoa và đưa ra triết thuyết về kẻ sĩ, kẻ sĩ đă được coi như lớp dân đứng hàng đầu trong nước. Hai trăm năm trước Khổng Tử, thang xă hội “sĩ, nông, công, thương” trong đó từ sĩ chỉ lớp người có học và sống nhờ cái học, đă được mặc nhiên công nhận. Nó là một tiết mục của thiên “Thặng mă” trong sách “Quản Tử” (xem bản dịch của Phạm Tất Đắc, Houston, Xuân Thu in lại, 19.., t.1, tr. 71). Nhưng đọc Quản Tử không thấy ông tách hẳn kẻ sĩ ra như một tầng lớp đáng quư trọng hơn cả : sự phân biệt sĩ, nông, công, thương là một kiểu phân chia hàng ngang hơn hàng dọc, nhằm mục đích duy tŕ trật tự và tiện đường giáo huấn (Quản Tử,...,thiên Tiểu Khuông, tr.195-96), căn bản vẫn là nhà nông, sĩ công thương, khi không làm quan lại buôn bán hay hành công nghệ, cũng phải góp sức vào việc cầy cấy (Quản Tử,..., tr.74). Từ sĩ đến thương tất cả đều là dân, tức cùng chung số phận kẻ thừa hành. Vượt trên họ tuy xuất phát từ họ là một nhóm có đức có tài gọi là hiền nhân, đại nhân, cao trọng hơn nữa là thánh nhân (rất hiếm hoi – từ này thường dành cho nhà vua anh minh hay những bậc anh tài đă khuất), xứng đáng cầm quyền hành chính, tham gia vào việc quốc sự . Theo Quản Tử, người hiền là người “có đạo nghĩa, hiếu học, thông minh, nhân hậu, hiếu thảo với cha mẹ, thuận ḥa với anh em, được tiếng khen trong hương lư” ngang với người tài là người “dũng cảm, có sức lực siêu quần xuất chúng” và người hiền tài có “công lao, đức hạnh đoan chính“ phải được đề cử để làm “phụ tá các quan thượng khanh, đại phu” (Quản Tử, ..., tr. 100-101). Hiền nhân, đại nhân không bắt buộc phải xuất từ lớp kẻ sĩ: trước khi làm tể tướng cho vua Thang ông Y Doăn cầy ruộng ở đất Hữu Sằn; Giao Cách đương bán cá bán muối được Văn Vương nhà Chu mời ra cộng sự; Bá Lư Hề, quan đại phu giúp Tần Mục Công, xuất thân là kẻ nuôi ḅ.

Vào thời Xuân Thu của Quản Tử, đế quyền nhà Chu bị hàng trăm vương hầu tranh giựt; ai nấy đều muốn tổ chức địa phận của ḿnh thành một tiểu quốc có qui củ, số sĩ cần thiết cho việc hành chánh quản trị nhờ đó có nhiều cơ hội tiến thân hành sự không khỏi gia tăng. Phần đông làm gia thần cho nhà quyền quí, nhưng kẻ học giỏi biết nhiều có hy vọng gần nhà cầm quyền hơn. Vương hầu nào cũng có tham vọng làm bá chủ, thâu gồm các nước lân bang, nên sẵn sàng trọng dụng ai khéo dâng mưu cao kế lạ khiến nước họ giàu mạnh. Các học phái v́ vậy đua nhau ra đời (bách gia chư tử), đả kích lẫn nhau, theo gót các nhà mưu sĩ thuyết khách. Nhưng biết nhiều đến đâu, kẻ sĩ cũng không cạnh tranh nổi đám thừa cơ ít học, thiện vơ hơn thiện văn, và thường bị nhà cầm quyền, cầu lợi hơn cầu hiền, coi nhẹ. Giữa thời buổi Chiến quốc nhiễu nhương đó, nho giáo bảo cựu do Khổng Tử (551-479 ttl) đề xướng xuất hiện như một phản ứng tự nhiên của kẻ có học trước cảnh luân lư suy đồi và sự thiếu đạo đức của nhà cầm quyền khiến kẻ có tài phải lang thang nay đây mai đó (như chính trường hợp của Khổng Tử, nổi danh là hiền sĩ mà vẫn phải chu du khắp thiên hạ, mong gặp minh quân biết trao quyền nhiếp chính cho ḿnh), phải biến thành phường giảo hoạt nếu muốn được tín dụng. Kể từ Khổng Tử, kẻ sĩ được lư tưởng hóa và đồng hóa với kẻ hiền tài, như sự thông dụng dần của những từ ghép như hiền sĩ, chí sĩ, dũng sĩ ... cho thấy.

Học thuyết đề cao kẻ sĩ của Khổng Tử dĩ nhiên gặp sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới sĩ, như số đông học tṛ (khoảng 3000 vào cuối đời ông) đến thụ huấn ông chứng tỏ. Được các thế hệ học tṛ ông – xuất sắc nhất là Mạnh Tử - nối tiếp nhau tu bổ và truyền bá, sĩ đạo của ông bành trướng sâu rộng và lấy tên là nho đạo hay nho giáo. Cái tên này đủ tóm tham vọng của kẻ sĩ, v́ nho có nghĩa là kẻ cần thiết, thông thái (“thông thiên địa nhân viết nho”). Vững mạnh nhờ số lớn kẻ theo cùng nhờ một học thuyết cố kết có thể biện luận được với các học thuyết khác như thuyết kiêm ái của Mặc Địch hay vị ngă của Dương Châu (bị Mạnh Tử công kích trong “Mạnh Tử”, chương Đằng Văn Công thượng, tiết 5, và ĐVC hạ, tiết 9), Khổng phái tranh được sự nể nang của giới cầm quyền sẵn sàng thỉnh giáo các nho gia hay vời họ làm phụ tá, ví như Tử Tư làm quan đại phu cho Lỗ Mục Công và Tề Huệ Công, Mạnh Tử làm quân sư cho Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương hay Nhạc Chính Tử là cận thần của Lỗ B́nh Công .

Với nho giáo kẻ sĩ vượt hẳn dân thường, v́ là kẻ được giào dục để trị dân. Xét theo kinh thư th́ quan niệm này trải qua hai thế kỷ mới h́nh thành. Trong sách “Luận ngữ” gồm những lời giảng dạy của Khổng Tử (551-479), chỉ thấy nhấn mạnh đến đức độ phải có của kẻ sĩ . Ông cho kẻ sĩ là người có học, không hẳn học chữ mà học đạo làm người. Trong Luận ngữ, thiên Tử Lộ, ch.20 (Lê Phục Thiện dịch, Hà Nội, Văn học, 1992, tr. 471) ông tôn là sĩ những kẻ biết hổ thẹn cho ḿnh và cho nước (“hành kỳ hữu sĩ, sử ư tứ phương bất nhục quân mệnh”), những kẻ hiếu đễ (“tông tộc xưng hiếu yên, hương đảng xưng đễ yên”) hay những kẻ dốt kém nhưng biết giữ lời và làm việc đến nơi đến chốn (“ngôn tất tín, hạnh tất quả...”). Kẻ sĩ có kiến thức hay nhà nho, nếu hội đủ đức tính được gọi là quân tử. Trong giới sĩ chỉ kẻ quân tử là đáng phục, và mục đích của sự học hỏi và tu thân của nhà nho chính là để thành người quân tử và tránh làm kẻ tiểu nhân. Bởi giữa nhà nho, cũng có sự phân biệt nho quân tử và nho tiểu nhân như Khổng Tử từng khuyên Tử Hạ : “Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho” (Luận ngữ, th.Ung dă, ch. 11, ... tr. 189). Nhưng phong độ quân tử theo ư của Khổng Tử thật khó đạt; chính ông cũng công nhận như vậy : “Bậc thánh nhân, ta chẳng được thấy! Được thấy bậc quân tử ấy là khá vậy!„ (“Thánh nhân, ngô bất đắc nhi kién chi hỹ! Đắc kiến quân tử giả, tư khả hỹ » - Luận ngữ, th. Thuật nhi, ch. 24).

Nhưng phải làm sao mới đáng được gọi là quân tử? Các kinh thư của Khổng phái cốt viết cho kẻ sĩ nhằm mục đích trả lời câu hỏi này. Ngay như Kinh Dịch là sách về siêu h́nh học thường được dùng làm sách bói toán cũng lấy quân tử làm đối tượng qua trung gian các lời giải thích quẻ hào răn dạy kẻ sĩ đối phó với hoàn cảnh sao cho đúng tư cách bậc quân tử, ví như lời phê của đại tượng truyện quẻ càn là quẻ đầu tiên : “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức„ (Chu dịch, Phan Sào Nam diễn giải, Sàig̣n, Khai Trí, t. 1, 1969, tr. 54). Duy nói về kẻ sĩ và quân tử nhiều nhất vẫn là hai bộ Luận ngữ và Mạnh Tử. Theo Luận ngữ, kẻ sĩ phải là kẻ học đạo lư, cho nên trước nhất phải luyện cho được đức nhân lấy sự hiếu đễ làm gốc, sau mới lo học lễ học văn (Luận ngữ, th. Học nhi, ch. 6; th. Ung dă, ch. 25), đủ chất đủ văn th́ thành người quân tử (Luận ngữ, ch. Nhan Uyên, ch. 8). Mẫu người quân tử là một người ngay thẳng, ham điều nghĩa, biết nhận xét, cư xử khiêm tốn, có lễ độ, vừa ôn ḥa, thư thái, thành tín, vừa can đảm cứng cỏi (Luận ngữ, th. Nhan Uyên, ch. 8, 20; th. Tử Lộ, ch. 23, 26; th. Vệ Linh Công, ch. 27; th. Dương Hóa, ch. 8).

V́ muốn giáo hóa dân chúng Khổng Tử nhấn mạnh vào đạo đức và chú trọng đến việc tu dưỡng nhiều hơn chuyện thành đạt. Công tŕnh phổ biến nho giáo, nâng cao uy tín của nhà nho rồi củng cố địa vị xă hội chính trị của kẻ có học thức sẽ do học tṛ ông và những người theo họ chủ trương. Từ đức nhân (không hẳn là yêu thương người mà là cư xử hợp đạo với người - x. Luận ngữ, th. Dương Hóa, ch. 6) là ṇng cốt của Khổng giáo, Mạnh Tử (371-289) chuyển sang đức nghĩa (biết phải trái – thời Khổng Tử đă là một điều căn bản) là đạo lư phải theo (“Nhân, nhân tâm giă; nghĩa, nhân lộ giă” - x. Mạnh Tử, Đoàn Trung C̣n dịch, Sàig̣n, Trí Đức, 1950, T.2, chương Cáo Tử thượng, tiết 11, tr. 166) bởi nhân do lương tâm mà ra mà tâm sở dĩ có nhờ chứa sẵn lư nghĩa, nên làm người phải noi theo lư nghĩa. Mà lo việc nghĩa tức là lo bằng tâm trí, tức thuộc vào tầng lớp cai trị. Mạnh Tử đă không ngần ngại chia xă hội ra làm hai thành phần có thứ bậc trong đó lớp kẻ sĩ đóng vai bề trên : “Có phần việc của người đại nhân, lại có phần việc của người tiểu nhân ... Có người làm việc bằng tâm trí, có kẻ làm việc bằng tay chân. Người làm việc bằng tâm trí th́ cai trị dân chúng; kẻ làm việc bằng tay chân th́ chịu quyền điều khiển. Kẻ chịu điều khiển có phận sự cung cấp cho người bề trên; nhà cai trị dân chúng được dân chúng phụng dưỡng.” (“Hữu đại nhân chi sự, hữu tiểu nhân chi sự ... Hoặc lao tâm, hoặc lao lực. Lao tâm giả trị nhân; lao lực giả trị ư nhân. Trị ư nhân giả tự nhân; trị nhân giả tự ư nhân“ – Mạnh Tử, t.1, ch. Đằng Văn Công thượng, tiết 4, tr. 166-67).

Lời lẽ trên của Mạnh Tử cho thấy tư thế của kẻ sĩ đă biến đổi lớn lao từ thời Quản Tử, trội hẳn trên lớp nhà nông. Thời Khổng Tử, nhờ sự sùng bái đức nhân, tư tưởng tự tôn của kẻ sĩ chưa quá trớn, tuy (theo Luận ngữ, th. Tử Lộ, ch.4) Khổng Tử đă bắt đầu tách kẻ sĩ rời đám nông dân, coi việc nông không xứng đáng với phận sự của kẻ sĩ. Nhưng với Mạnh Tử kẻ sĩ vượt hẳn nhà nông. Không c̣n có chuyện kẻ sĩ cũng phải cầy cấy khi không làm quan như Quản Tử đề nghị : đă có công phu học thành người hiếu đễ, biết noi theo đạo thánh vương để truyền lại cho học giả hậu lai là xứng đáng được cung cấp vật thực hơn những người hành nghề khác không cao xa bằng (“U thử hữu nhân yên, nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, thủ tiên vương chi đạo, dĩ đăi hậu chi học giả, nhi bất đắc thực ư tử. Tử hà tôn tử, tượng, luận, dư, nhi khinh vi nhân nghĩa giả tai ?” – Mạnh Tử, t.1, ĐVC hạ, tiết 4, tr. 190-191). Vào cuối thời chiến quốc, kẻ sĩ không c̣n (muốn) là một thành phần xă hội ngang hàng với các thành phần khác tuy đă có thể tách rời khỏi quần chúng nếu có tài đức hay gặp vận may, mà (muốn) trở thành một đẳng cấp biệt lập với đặc quyền dính liền với phẩm thế : được dành nhiệm vụ cai trị dân và bất kỳ có giữ quan chức hay không cũng được dân cung phụng. Dân, bị xếp vào hạng tiểu nhân, và kẻ sĩ được coi như tất nhiên phải là người quân tử, gắn bó với nhau theo thứ tự trên dưới : “Vô quân tử, mạc trị dă nhân; vô dă nhân mạc dưỡng quân tử” (Mạnh Tử, t.1, ĐVC thượng, tiết 3, tr. 158).

Suy theo sách Mạnh Tử, có thể nghĩ rằng vào thời cuối đời Chu, đám nho gia đủ đông đủ mạnh và đủ uy tín để đương đầu với nhà cầm quyền, dám viện lư để đ̣i tham gia chính quyền thay v́ chờ đợi ḷng sủng ái thất thường của nhà vua. Dĩ nhiên tham vọng của họ vấp vào sự chống đối của các học phái khác cũng như của những nhà cầm quyền độc đoán không muốn chia quyền. Vụ tàn sát các môn đồ nho giáo bởi Tần Thủy Hoàng dễ hiểu trong phối cảnh này. Nếu không cùng tư tưởng, chịu sao được tính cao ngạo của các nho gia tự cho ḿnh là kẻ thừa kế của các bậc thánh nhân xưa (ngay thời Khổng Tử, nho sĩ đă bị Án Anh quan đại phu nước Tề chê là “kiêu ngạo vị kỷ”), am hiểu đạo lư hơn người, có tài “b́nh trị thiên hạ” (Mạnh Tử, t.1, Công Tôn Sửu hạ, tiết 12, 13) đặt ḿnh trên cả nhà vua, vua không thể triệu mà phải đến viếng, bởi theo đạo đức vua có bổn phận phụng sự trang hiền sĩ (Mạnh Tử, t.2 , Vạn chương hạ, tiết 7)? Các pháp gia, cũng xuất thân từ ḷ nho giáo (họ chịu ảnh hưởng của Tuân Tử là một nhà nho uyên bác) nhưng thiên về “tri tân” thay v́ “ôn cố”, hiểu rằng trong chế độ quân chủ tập quyền mới được gây dựng trên xă hội phong kiến đă tan, kẻ sĩ muốn có chức vụ không c̣n giải pháp bỏ đất này sang đất kia, chỉ c̣n nước phục vụ hết ḿnh kẻ duy nhất nắm quyền thế, giúp nhà cầm quyền duy tŕ địa vị. Bài học này cũng như thuật lấy h́nh pháp làm phương cách trị dân, giới nho sĩ được phục hưng dưới triều Hán sẽ để ḷng ghi nhớ.

Trái với dư luận thông thường, tư tưởng của các pháp gia không hề nhất thời và tan vào dĩ văng với sự đắc thắng của nho giáo vào đời Hán; những ư chính của phái họ, như sự tôn quân tuyệt đối và sự dùng pháp dùng danh để cai trị, tồn tại mạnh mẽ hơn bao giờ sau khi được sáp nhập vào nho giáo, phủ dưới tấm khăn đạo lư và lễ nghĩa. Những bộ luật do các nho gia soạn thảo từ đây là những khí cụ bảo vệ đắc lực nhà cầm quyền, giúp họ thống trị thần dân. Ngơ hầu thực hiện yêu sách tham chính của ḿnh, các nho sĩ sốt sắng theo gương pháp gia biện hộ cho quyền thế của nhà vua, bổ túc thuyết thiên mệnh mà bỏ quên những lời đặt dân trên vua (Mạnh Tử, ch. Tận tâm hạ, t. 14) hay khinh miệt nhà vua bất nhân và những quan lại thờ họ (Mạnh Tử, ch. Cáo Tử hạ, t. 9) của Mạnh Tử, đồng thời nguyện làm “kẻ phụng sự”, v́ “kẻ sĩ không tới bậc làm việc cảm hóa (như bậc đại phu) chỉ nên giữ phận theo người trên mà thôi” (theo Đổng Trọng Thư, trích trong Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương đông, Sàig̣n, nxb Thành phố HCM, 1991, t.4, tr. 77).

Để cai trị một đế quốc rộng mênh mông, các tiên đế nhà Hán đă hiểu rằng triều đ́nh cần dựa trên một đẳng cấp quan lại vừa có học vừa ưa chuộng lễ nghi và tôn ti trật tự nhưng cũng cần kiểm soát nghiêm ngặt lớp sĩ đầy thế lực kia. Kết quả của sự hội tụ quyền lợi giữa nhà cầm quyền và các nho sĩ là Hán Vũ đế cho nhận Khổng Tử là bậc thánh cao nhất trong đám bách gia và chọn nho giáo làm quốc giáo độc tôn sau khi nho giáo được tu bổ và chấn chỉnh theo một ư thức hệ chặt chẽ xoay quanh chữ hiếu với cha mẹ và chữ trung với nhà vua, có hiệu lực củng cố và duy tŕ chế độ phụ quyền chuyên chính. Phần lớn các chức vụ quản trị và hành chánh được dành cho nho sĩ miễn họ thỏa măn một cuộc khảo hạch hay thi cử do triều đ́nh tổ chức. Tuy mang tiếng là có mục đích chọn nhân tài cho nhà nước, các cuộc thi thực ra có tác dụng lọc giữ những kẻ sĩ theo thời có tinh thần phục tùng chính quyền cùng gạt bỏ những kẻ sĩ c̣n cá tính hay ương ngạnh, cho nên chương tŕnh và bài thi có khuynh hướng (càng ngày càng rơ với sự nho giáo hóa xă hội và trung ương tập quyền) trọng h́nh thức nhiều hơn tŕnh độ học vấn (quay quanh kinh thư chính thức của nho giáo).

Trên nguyên tắc, với sự thắng lợi của nho giáo,giới sĩ thỏa được nguyện vọng “sự đạo” mang được cái học của ḿnh ra hành với thế gian. Trong thực tế, v́ muốn bảo toàn địa vị và mua chuộc ḷng tin của nhà cầm quyền, các nho sĩ đă ra công đả phá các kẻ sĩ thuộc học phái khác, dù là những phái cũng xuất thân từ cửa Khổng như môn phái của Tuân Tử (ngược lại cũng rất đối nghịch với phái “chân” nho) khiến các học phái ấy suy yếu dần và danh từ kẻ sĩ tới đời Tống chỉ c̣n chỉ nho sĩ; tệ hại hơn, họ đă bóp nghẹt tính năng động của nho học (là sức đă có năng lực đem quyền hành vào tay nho giáo) với ư chí áp đặt một chủ thuyết thiên vị có lợi cho chính quyền nhờ lối chú giải kinh sách một cách hẹp ḥi khô cứng. Như sự học (được nhắc đi nhắc lại trong kinh sách, đặc biệt trong “Đại học”) là căn bản của đạo nho, tuy trên hết chỉ sự học đạo, chính ra bao gồm cả sự học hỏi mọi môn mọi ngành (“văn” - trong Luận ngữ, th. Nhan Uyên, ch.15, Khổng Tử cho sự học rộng về các môn “văn” không trái tức hợp đạo lư) và sự t́m hiểu đến nơi đến chốn (“cách vật trí tri”), nhưng đối với triều đ́nh và các nhà nho chính thống nó vẹn chỉ là sự học đạo thánh hiền, các môn học khác không bị cấm th́ thôi đừng mong được nâng đỡ.

Theo nho giáo, kẻ sĩ chăm lo học hỏi chỉ với mục đích cai trị dân hay ra làm quan. Cho nên “Kẻ sĩ mất chức cũng như vua chư hầu mất nước nhà ... Kẻ sĩ đối với việc ra làm quan cũng như nhà nông đối với việc cầy ruộng“ (Mạnh Tử, t.1, Đằng Văn Công hạ, tiết 3, tr. 187). Nhưng số chức vụ có hạn mà số sĩ tử tương đối quá đông, thi cử đâm khó, lại thêm nhà vua không khỏi sử dụng quyền chuyên chế thăng cách tùy hứng, khiến cho đường quan hoạn của kẻ sĩ bấp bênh không lường. Để giữ vững tinh thần của họ, thuyết “xuất xử” đă được đưa ra làm qui tắc xử sự của bậc quân tử hay trượng phu đối với quan chức : đắc chí hay được thời, kẻ trượng phu phải “xuất“ (gia) tức nhập thế tham gia chính sự, ra làm quan chung sức với dân thi hành đạo nghĩa; không được thời (t́nh thế hỗn loạn, vua bạo ngược hoặc không biết dùng hay nghe người) hay bất đắc chí (hỏng thi, bị truất với lư do này nọ), kẻ trượng phu phải biết “xử” tức ở nhà ẩn dật mà tu thân hành đạo với riêng ḿnh. Thuyết này dựa trên những lời răn học tṛ nên biết giữ chí khí không v́ hoàn cảnh mà xao nhăng đạo lư của hai ông Khổng Mạnh như: “Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn” (Luận ngữ, th. Thái bá, ch. 13, tr. 276) hay “Hữu quan thủ giả, bất đắc kỳ chức tắc khứ” (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu hạ, tiết 5) và “Hành thiên hạ chi đại đạo, đắc chí dữ dân do chi, bất đắc chí độc hành kỳ đạo“ (Mạnh Tử, Đằng Văn Công hạ, tiết 2).

Trong chủ quan của các nho sĩ, thuyết xuất xử biểu lộ tiết tháo của kẻ sĩ không lệ thuộc sự cất nhắc tùy tiện của nhà cầm quyền và các bài thơ tự sự của các danh sĩ đều nêu tâm chí ấy. Xét ra, thuyết đó có công giúp nhà cầm quyền nắm giữ và kiểm soát kẻ sĩ một cách hết sức tinh tế. Trước nhất nó xoa dịu ḷng oán hận dễ có của kẻ tài danh không được trọng dụng, thanh cao hóa một sự kiện bất đắc dĩ, tránh sự nẩy nở óc đa tâm phản loạn đối với chính quyền. Ngay khi kẻ sĩ là một người không ham danh lợi, qui ẩn v́ ghét chính trường thế tục, nó cũng có hiệu lực của một van an toàn, ru kẻ xử sĩ an phận với thú ngao du sơn thủy, không c̣n th́ giờ và ư muốn bận tâm với các vấn đề xă hội có cơ khích động ḷng bất măn đối với chính quyền. Sau nữa, với sự biểu dương ḷng trung quân (song song với đức hiếu thuận) như một lư do để xuất và đặc biệt để xử, nhà cầm quyền ngăn sự thay ḷng đổi dạ của các viên chức thuộc hạ có thể vào thời biến loạn bị dụ chạy theo kẻ đối đầu họ. Khỏi nói, chính Khổng Tử không hề quyết đoán về sự xuất xử, nhiều trường hợp ông tỏ ra khó nghĩ về việc này (Luận ngữ, th. Vi Tử, ch. 5,6,7), trong khi Mạnh Tử rất uyển chuyển, để kẻ sĩ tùy nghi xuất xử miễn “giữ cho thân ḿnh được trong sạch”, nếu cần có thể v́ nhân dân đánh phạt vua vô đạo như ông Y Doăn chống vua Kiệt (Mạnh Tử, ch. Vạn Chương thượng, t. 2).

Sự ca ngợi chữ trung đúng là một phát kiến của các nhà nho phục tùng chính quyền. Hai ông Khổng Mạnh chẳng hề khen kẻ trung thành với một vua và không thờ hai vua như các nho gia sau này đề xướng, mà chỉ dặn học tṛ khi thờ vua nào th́ nên hết ḷng kính cẩn (Luận ngữ, th. Vệ Linh Công, ch. 37). Vả lại, thời hai ông, sự thay vua đổi chúa là lệ thường, chính hai ông từng chu du thiên hạ để mong không được vua này th́ được vua khác vời làm quan. Nhân bàn về thái độ khác biệt của ba ông Bá Di (“chẳng phải vua ḿnh th́ chẳng phục sự, chẳng phải dân ḿnh th́ chẳng sai khiến, đời b́nh trị th́ tấn lên làm quan, đ̣i loạn lạc th́ lui về ẩn”), Y Doăn (“vua nào chẳng phải là vua mà ḿnh phục sự, dân nào chẳng phải là dân mà ḿnh sai khiến, đời b́nh trị cũng tấn lên làm quan, đời loạn lạc cũng chẳng bỏ chức phận”), và Liễu Hạ Huệ (“chẳng lấy làm xấu hổ mà phục sự một vua ô nhược”, v́ “người vẫn là người, ta vẫn là ta”), Mạnh Tử (x. Mạnh Tử, Công Tôn Sửu thượng, tiết 2, và Vạn chương hạ, tiết 1) tôn trọng cả ba v́ mỗi người một vẻ, họ có phong độ của bậc thánh nhân (thanh khiết, trọng nhiệm, ôn ḥa), tuy đối với ông quan niệm trung dung thức thời của Khổng Tử (“lúc nên làm quan th́ làm quan, lúc nên bỏ chức th́ bỏ chức, cần làm quan lâu th́ làm quan lâu, cần ra đi gấp th́ ra đi gấp”) đáng phục nhất.

Thời Bắc thuộc, Hán học dưới h́nh thức nho học xâm nhập Việt Nam theo gót quan quân Tàu. Nhờ uy quyền của Trung quốc cùng một học thuyết vững chắc, nho học áp đảo dễ dàng nền học bản xứ (không rơ cao thấp tới đâu), nhưng gặp sự cạnh tranh của Lăo học và nhất là Phật học được đồng thời truyền vào Việt Nam (có thể Phật giáo du nhập Việt Nam qua đường biển từ lâu trước). Nếu trước kia kẻ được tôn trọng là có kiến thức chắc hẳn là các thầy pháp giỏi chuyện ma thuật biết thiên văn địa lư phụ tá cho nhà vua hay tù trưởng (thần Kim Qui giúp An Dương Vương có thể là một nhân vật như vậy), kẻ sĩ từ đây là các nho sĩ, đạo sĩ và sư tăng. Ngay từ đời Hán và đặc biệt vào đời Đường, nho học rất thịnh tại Việt Nam với một số danh sĩ có tên ghi trong sử sách như Tŕnh Bỉnh dưới thời Tam quốc được Tôn Quyền cử làm thái phó cho thái tử, đến độ có nho sĩ thi đậu đại khoa bên Trung quốc làm đến tể tướng như Trương Công Phụ dưới đời Đường Đức Tông. Nhưng Lăo học và Phật học lan rộng hơn nhiều nhờ sức hấp dẫn đối với quần chúng, Lăo v́ tính cách thần bí hợp với tín ngưỡng vật linh trong dân gian, Phật với triết thuyết từ bi siêu phàm thỏa măn khát vọng tâm linh trong mỗi người.

V́ những người thụ huấn nho học sẵn sàng tuân theo tôn chỉ trung hiếu (đối với chính quyền tại vị) của nho giáo và phục tùng Thiên triều, các bậc anh hùng đối kháng Trung Hoa thường xuất phát từ đám người hoặc c̣n giữ tín ngưỡng vật linh xưa, hoặc theo Phật giáo. Cho nên thời Việt Nam tự trị trở lại cũng là thời huy hoàng của Phật Lăo. Vua cuối cùng nhà Tiền Lư có tên là Lư Phật Tử (571-602), đủ thấy đạo Phật thời đó được tôn sùng ra sao. Khi lên ngôi vua, Đinh Bộ Lĩnh (968-979) lập giai phẩm cho các sư tăng đạo sĩ, dùng cả tăng (Ngô Châu Lưu tức Khuông Việt, Đặng Huyền Quang) lẫn đạo (Trương Ma Ni) làm quan cạnh các quan văn vơ. Nhà Tiền Lê tiếp tục chính sách này. Triều Hậu Lư (1010-1225), đạo Phật phát triển mạnh nhờ các vua Lư ngoan đạo. Được dạy dỗ dưới cửa thiền, vua Lư Thái Tổ hết sức nâng đỡ Phật giáo, xây dựng chùa chiền, khuyến khích nhân dân làm săi (năm 1086, cấp độ điệp cho hơn 1000 người làm tăng đạo tại Kinh sư), đặt tên thái tử là Phật Mă (Lư Thái Tông), và dĩ nhiên biệt đăi sư tăng, cho các đại sư như Vạn Hạnh ra vào thường xuyên trong cung, tham gia triều chính.

Tuy đạo Phật chỉ chú trọng đến sự giải thoát cá nhân khỏi ṿng khổ năo cũng như Lăo giáo chỉ khuyên lánh đời với thuyết vô vi, không mấy thực tế và không dạy việc xử thế chính trị, các cao tăng đạo sĩ cố vấn cho vua quan thường là những người giỏi chữ nghĩa hiểu rộng việc đời. Không biết trước thời Hán thuộc dân Việt có chữ viết hay không, có thể họ dùng một lối chữ rằn ri như chữ Mường, nhưng sau gần ngàn năm đô hộ Tàu, chỉ mỗi sách Tàu tồn tại, kinh sách Phật truyền sang Việt Nam cũng được viết bằng tiếng Tàu nếu không bằng tiếng Phạn, sư tăng đạo sĩ muốn học đạo bắt buộc phải thông chữ Tàu tức thông nho v́ nền học do người Tàu để lại là nho học. Ngược lại, tới đời Trần, do ảnh hưởng của Phật Lăo, các nho sĩ Việt Nam cũng như nho sĩ nhà Đường có tinh thần phóng khoáng không câu nệ ư hệ nho giáo. Do đó mới có sự cả nhà nho Đào Cam Mộc lẫn nhà sư Vạn Hạnh, đều là đại thần nhà Lê, không hiềm tội bất trung ác đức, xúi Lư Công Uẩn (Thái Tổ) soán ngôi vua Lê.

Nhưng dù chính họ rất hâm mộ Phật giáo, các vua Lư ư thức sự hữu ích của một học thuyết biểu dương đức trung hiếu như nho giáo trong nỗ lực duy tŕ ngai vàng. Năm 1028, sau khi xuưt mất ngôi v́ bị các em vây đánh, Lư Thái Tông ép triều thần hàng năm phải dự lễ thề “làm con phải có hiếu, làm tôi phải biết trung, ai bất hiếu bất trung xin quỷ thần làm tội” (lời thề ghi trong Đại Việt sử kư toàn thư, đời Lư Thái Tông ; bản dịch của Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược – lệ thề này được tiếp tục tới cuối triều Lê). Vả lại muốn trị vị lâu dài (lần đầu tiên từ thời Bắc thuộc có một triều đại qua được hai đời vua), cần phải quy định phép tắc (H́nh thư được ban năm 1041), chấn chỉnh phong tục hành chánh, tức cần đào luyện một lớp người có kiến thức để bổ nhiệm vào việc quan nha. Mà thời bấy giờ văn học được đồng nhất hóa với nho học. Cho nên để khuyến khích văn học, Lư Thánh Tông cho lập Văn miếu thờ Khổng Tử và chư hiền, cho thái tử đến đấy học (1070). Sang đời Lư Nhân Tông th́ khoa cử bắt đầu được mở để lựa nhân tài cho ra làm quan (năm 1075 với khoa thi minh kinh bác sĩ và nho học tam trường). Ngoài các đại khoa c̣n có cuộc thi viết chữ, toán và luật (kể từ 1077) nhằm tuyển thư lại để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan hành chánh mới được thiết lập.Vào buổi đầu sĩ tử chắc hẳn không nhiều, số thí sinh được cho đậu cũng ít, ảnh hưởng của nho sĩ trong guồng máy nhà nước do giới quư tộc thân thuộc nhà vua nắm giữ không là bao so với uy tín của các sư tăng.

Vào cuối triều Lư, dưới thời Lư Cao Tông (1175-1210), mặc dầu vẫn được triều đ́nh che chở và sùng bái, Phật giáo dường như mất địa vị ưu việt đối với nhà cầm quyền. Khoa thi tam giáo được tổ chức lần đàu tiên năm 1195 chứng tỏ Thích đă bị đặt ngang Khổng Lăo tức nho giáo đă bành trướng mạnh (cuộc thi tam giáo này cũng có thể được giải thích như một nhượng bộ của nhà cầm quyền đối với giới nho sĩ thường chê bọn mũ vàng áo thâm là hạng thất học). Trên đà phát triển, nho giáo bắt đầu ganh đua với Phật giáo : năm 1198, nghe lời thái phó Đàm Sĩ Mông, vua cho sa thải bớt sư săi. Sự hưng thịnh dần của nho giáo cùng sự tranh chấp giữa Nho Phật tiếp tục gắt gao hơn dưới đời Trần. Nho học được cổ súy với sự mở khoa thái học sinh năm 1232 (được đổi thành tiến sĩ năm 1347) và sự lập viện Quốc học năm 1253 rồi học đường giảng dạy tứ thư ngũ kinh. Trong khi nho sĩ được trao càng ngày càng nhiều trọng trách trong triều đ́nh (năm 1267 chức Hành khiển là chức then chốt về chính sự cho phép bàn việc nước với vua và thân vương trong Nội mật viện, xưa nay chỉ dành cho hoạn quan, lần đầu tiên được trao cho người có học tức nho sĩ đỗ đại khoa), trừ nhà vua và các thân vương đi tu, không thấy sư tăng tham dự triều chính nữa. Sau năm 1247, là lần thứ nh́ và lần cuối sách sử nhắc tới khoa thi tam giáo, có thể không c̣n sự bổ tăng đạo lam quan nữa.

Phật giáo rút lui khỏi chính trường nhưng không v́ thế mà suy sút; vào cuối đời Trần, đạo Phật ngự trị trong dân gian. Theo lời Lê Quát ghi trên văn bia chùa Thiệu Phúc, thôn Bái, tỉnh Bắc Giang, khoảng trước 1370,“từ trong kinh thành đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngơ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin; hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền, bỏ rồi lại dựng, hỏng rồi lại sửa, số chuông trống lâu đài chiếm gần một nửa dân cư” (trong Đại Việt sử kư toàn thư, đời Trần Nghệ Tông; bản dịch của Tuấn Nghi đăng trong “Thơ văn Lư Trần”, Hà Nội, nxb Khoa học xă hội, T.3, 1978, tr.145). Song chính sự quá sùng đạo của dân chúng và sự phung phí ngân quỹ vào việc xây cất chùa chiền kích thích sự đối lập của đám nho sĩ cho nho giáo là “chính đạo phải được phục hưng” ngược với các đạo khác là tṛ “dị đoan đáng phải truất bỏ” như bài văn bia chùa Khai Nghiêm do Trương Hán Siêu viết năm 1339 cho thấy (Thơ văn Lư Trần, T.2, 1988, tr. 748-9 – Đọc bộ Thơ văn này có thể theo dơi diễn biến của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Nho Phật : văn chương siêu thoát đượm ư hư không dần dần nhường chỗ cho văn chương thế tục càng ngày càng sặc mùi Tàu v́ đầy điển tích Tàu). Nhưng cái chính đạo mượn của Tàu, mà các nho sĩ muốn áp dụng triệt để, có nhiều điểm nghịch với truyền thống văn hóa Việt Nam (điển h́nh là tục nội hôn của nhà Trần) bị họ chê là “phong tục đồi bại”. Thói tôn sùng văn hóa Tàu bất chấp dân tộc tính của lớp sĩ đă bị vua Trần Minh Tông (1314-1329) cảnh cáo : “Nhà nước đă có phép tắc nhất định. Nam Bắc khác nhau, nếu nghe theo kế của kẻ học tṛ mặt trắng t́m đường tiến thân th́ sinh ra loạn ngay“ (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kư toàn thư, Hà Nội, 1967, T.2, tr. 145). Trí sáng suốt của nhà vua (và một số triều thần) không cầm được óc vọng ngoại gia tăng của lớp nho sĩ do chính triều đ́nh đào tạo khi chọn nho học làm quốc học, nên năm 1370 Trần Nghệ Tông lại mất công minh định : “Triều trước dựng nước, tự có pháp độ, không theo chế độ nhà Tống, là v́ Nam Bắc đều chủ nước ḿnh, không phải noi nhau. Khoảng năm Đại Trị, kẻ học tṛ mặt trắng không hiểu ư sâu xa của sự lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục của phương Bắc cả, như về y phục nhạc chương, không thể kể hết” (ĐVSKTT, t.2, tr. 158).

Nhờ các vua Trần khôn ngoan, có óc rộng răi cởi mở (Trần Minh Tông c̣n dặn con cái “nên xem việc làm của người đời xưa, việc ǵ phải th́ theo, việc ǵ không phải th́ lánh xa, không cần ǵ cha phải dạy” - Nên so sánh câu này với lời dụ của Lê Thánh Tông năm 1471 : “Từ nay trở đi, là con cháu ta nên biết rằng, làm ra quy chế này là do ở sự bất đắc dĩ, pháp thức một khi đă định, nên kính cẩn giữ theo, chớ cậy ḿnh thông minh c̣n ví với tiên triều mà đổi lại, thành ra lật đổi điển h́nh, mắc tội bất hiếu”, ĐVSKTT, t.3, tr.241), thế quân b́nh giữa các học phái (chia nhau sự chiếu cố của các nhà quyền quí) được giữ vững khoảng một thế kỷ tới cuối đời Trần Hiến Tông (1329-1341), xui nên một không khí cạnh tranh bổ ích và một nền văn học phong phú đa dạng. Sĩ phu đời Trần có tinh thần tự do ít câu nệ h́nh thức và thích t́m hiểu : Chỉ đời Trần mới thấy những nhân vật thông thái như Trần Quang Khải hay Trần Nhật Duật, học cả tiếng mường mán nên dễ chiêu dụ các bộ lạc) đến tŕnh độ dịch được sách mán sang chữ nho. Tiếc một điều là tinh thần dân tộc tự chủ của triều đ́nh nhà Trần không đủ cao để khích lệ một nền quốc học dựa trên quốc ngữ (như triều đ́nh Heian bên Nhật Bản ngay từ thế kỷ thứ 9), mặc dầu Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố đă chứng tỏ chữ nôm có đủ điều kiện để chống đỡ một nền quốc văn phồn thịnh. Chắc hẳn có nhiều người trong chính quyền (như Hồ Quí Ly đă mạnh dạn dùng chữ nôm trong công văn) ư thức sự bất tiện của việc dùng một ngoại ngữ (khác hẳn văn phạm cũng như từ ngữ) thay v́ quốc âm làm chính ngữ, nhưng nho học do chính triều đ́nh sắp đặt từ thời dựng nước đă huấn luyện quá nhiều nho sĩ (ngay trong hoàng tộc) với một bản chất sùng nho tức sùng cả nền văn hóa Tàu đă sản xuất ra nho giáo. Không bị nhà cầm quyền thúc ép, lớp nho sĩ này không thể không theo đà bảo thủ tự nhiên, quyết duy tŕ Hán học.

Ngay Hồ Quư Ly, sính nôm như vậy, cũng vẫn giữ Hán học làm gốc cho các khoa thi được mở dưới triều ông. Nhiều sử gia bị ḷe bởi số lớn cải tổ trong một thời gian ngắn ngủi của họ Hồ cho ông là một nhà cách mạng dân tộc. Xét kỹ đến mấy cũng không thấy tính dân tộc hay cách mạng trong mấy cải cách về thi cử va hành chánh (những sửa sang về kinh tế gồm việc ban hành tiền giấy bắt chước nhà Tống, chỉ là cách gây quĩ hầu có phương tiện chuẩn bị chiến tranh chống quân Minh không kể) của ông mà chỉ thấy sự áp dụng một số tư tưởng nho giáo được dịp bành trướng v́ không c̣n sự cản trở của các vua Trần đa đoan : phép thi dùng văn thể cho bốn trường và bỏ bài thi ám tả chỉ là sự mô phỏng lệ nhà Nguyên thiên về h́nh thức g̣ bó ; việc làm sổ hộ và phép hạn nô nhằm hạn chế quyền lực của lớp quư tộc là  một bước tiến của ư chí tập quyền của các nho gia (bấy giờ là Hoàng Hối Khanh, Nguyễn Hy Chu...) rất thù địch với chế độ phong kiến thời Lư Trần. Sự Hồ Quí Ly “dám” phê b́nh vài điểm trong kinh thư nho trong sách “Minh đạo” do ông soạn năm 1392 nếu chứng tỏ tính độc lập của ông đối với nho học, cũng thể hiện óc nặng nho (dù là nho không hoàn toàn chính thống, theo gương Vương An Thạch) cùng ḷng tự phụ về sự thông nho của ông (hiện rơ trong thái độ khinh mạn của ông đối với những nho sĩ thủ cựu). Lại nữa, tính chuyên chính của ông (sẵn sàng giết hại những kẻ hơi ho he đối lập) có tác động dung dưỡng óc phục tùng sẵn có của lớp sĩ khiến họ thêm thụ động và bảo thủ.

Các tác giả cũng thường kêu họ Hồ thất bại v́ không được giới quan liêu vẫn trung thành với nhà Trần và nhân dân ủng hộ bởi coi ông như một gian thần tiếm nghịch. Thật ra có thể họ Hồ bị ghét v́ gây nhiều xáo trộn với các cải cách liên tiếp, nhưng sự thất bại của họ chỉ có nguyên do là sự kém tài quân sự. C̣n th́, cũng như thời đầu Trần dân chúng chẳng buồn oán vua Trần thoán ngôi nhà Lư, ít ai để ư (nếu chống đối đă bị giết rồi) đến chuyện nhà Hồ với nhà Trần. Vả lại đến như cha con Nguyễn Trăi thuộc gia tộc nhà Trần mà c̣n chẳng ngượng ra làm quan với kẻ đă tàn sát gần toàn thể họ ngoại ḿnh (vụ giết quí tộc năm 1399), huống hồ chi dân thường. Như Lê Quí Đôn có than trong “Kiến văn tiểu lục” (Sài G̣n, Bộ giáo dục, 1964, t.2, q.5, Tài phẩm) số cao sĩ biết giữ tiết tháo dám can vua và bỏ quan về ẩn thời Trần (cũng như sau này) chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ngay trong những vị được ông kể tên chỉ Chu Văn An v́ không xin được đầu 7 kẻ nịnh thần với Trần Dụ Tông bèn bỏ về Chí Linh, và Lư Tử Cấu nhất định từ chối quan tước của họ Hồ, thực có khí phách mà thôi. Tính nhút nhát cầu vinh của giới nho sĩ nếu chỉ nằm ở sự qui thuận nhà Hồ cũng vô thưởng vô phạt, nhưng nhục nhă là khi quân Minh thắng đuổi nhà Hồ (rất dễ dàng v́ họ Hồ là một kẻ vơ rát, chỉ biết chạy khi chạm chán với quân Chiêm năm 1389 hay quân Minh năm 1407, đă thế lại không có tướng giỏi, mấy tướng lăo thành thuộc lớp quí tộc nhà Trần như Trần Khát Chân đă bị giết hại cả), đặt nền đô hộ trên nước ta, các nho sĩ từng làm quan cho nhà Trần và nhà Hồ không ngại đua nhau ra ứng thí vào những kỳ thi lấy nhân sĩ đưa về làm quan bên Tàu. Theo Lê Quư Đôn (tr. sách trên) chỉ có vài người như ông Lư Tử Cấu và Bùi Ứng Đẩu từ chối không ra thi. Mà những sĩ nhân ra thi hay làm quan với nhà Minh, nếu không có hành vi bợ đỡ quá trớn quân Tàu, chẳng lo bị giết phạt khi Việt Nam tự trị trở lại, v́ họ thừa biết dưới triều nào kẻ có học chịu phục tùng cũng có chỗ đứng, như sắc lệnh năm 1429 vài tháng sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi minh chứng : “Phàm những người văn vơ hào kiệt, hoặc bị bỏ sót trẩm trệ, không có chức tước, không ai tiến cử, v́ thù hằn mà bị đè nén che giấu th́ đến ngay chỗ thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến, xét ra thực có tài đức th́ tâu tŕnh đẻ cất dùng, không kể là ngụy quan hay là sĩ thứ, lấy tài đức (đức đây phải hiểu là qui phục tân triều) là hơn” (ĐVSKTT, T. 3, tr. 69-70). Với tinh thần xu thời của sĩ phu Việt Nam lúc đó, dễ hiểu tại sao họ hân hoan đón nhận lối học nhồi sọ của Tống nho do quân Tàu du nhập.

Tống nho là chữ dùng dưới nhà Thanh để chỉ học thuyết nho dưới h́nh thức hoàn chỉnh và hệ thống hóa nhờ sự đóng góp của các nho gia đời Tống (Chu Liêm Khê, Thiệu Khang Tiết, Trương Hoành Cư, Tŕnh Minh Đạo, Tŕnh Y Xuyên, và  đặc biệt Chu Hy, là người đúc kết lại thành hệ các thuyết). Nó không phải là một mớ học dốt rỗng theo lời những người bài bác nó, mà là kết tinh của ba tư tưởng Nho Thích Lăo do sự sáp nhập của phần lư và siêu h́nh trong Phật học và Lăo học vào Nho học (xem Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Sài G̣n, nxb Thành phố HCM, 1991, T. 5). Nhờ sự bao gồm này, nho học không c̣n chỉ là một luân lư xă hội mà trở thành một triết thuyết có mạch lạc quán triệt mọi khía cạnh đời sống con người. Nhưng cũng như mọi thuyết hoàn bị, có câu trả lời đáp sẵn mọi thắc mắc, nó là đầu mối cho sự tắt cạn tư tưởng của những ai chỉ biết có nó, và dễ biến từ một cái học phong phú thành một cái học giáo điều, tự tôn ḿnh là chân chính và bác các học thuyết khác (dù chỉ hơi khác) như tà hoặc ngụy thuyết. Huỳnh Thúc Kháng có viết một bài rất hăng và tha thiết về sự tệ hại của Tống nho (dưới đề “Lối học khoa cử và lối học của Tống nho có phải là  học đạo Khổng Mạnh không?”, đăng trên báo Tiếng Dân, in lại tr. Phan Bội Châu, Khổng học đăng, Houston, Xuân Thu, ?, tr.774-787, và tr. Chương Thâu, Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Đà Nẵng, nxb Đà Nẵng, 1989, tr. 292-312), nhưng ông chỉ biết than về sự hấp thụ Tống nho bởi sĩ phu Việt Nam mà không hỏi tại sao họ lại nồng nhiệt hay ngoan ngoăn đón nhận lối học đó để rồi từ trên xuống dưới trong hàng thế kỷ, tới tận thời Pháp thuộc, không mấy ai lên tiếng đả kích nó.

V́ sao Tống nho gặp sự hưởng ứng của sĩ phu Việt Nam, lư do bề ngoài (sự áp đặt bởi nhà cầm quyền Minh rồi Lê và óc phục tùng của sĩ nhân Việt Nam) đă thấy ở trên. Nhưng sâu hơn là sức quyến rũ tự muôn thuở của quyền lực đối với lớp sĩ. Khổng Tử cũng như Mạnh Tử đều mặc nhận quyền lực (làm quan, cai trị kẻ khác) là mục đích của kẻ sĩ, nên triết học của hai ông cốt rèn kẻ sĩ biết giữ ḷng nhân và làm điều nghĩa khi quyền vào tay; đồng thời v́ kẻ sĩ ít khi là kẻ nắm quyền tối cao, hai ông cũng mách nước cho kẻ sĩ khéo ăn khéo ở để bảo toàn chức vụ và tính mệnh, kiểu như :“Người quân tử làm cho dân tin rồi sau mới khiến dân làm việc khó nhọc, nếu dân chưa tin th́ cho là làm hại ḿnh. Đối với người trên có được ḷng tin rồi sau mới khuyên can; nếu người trên chưa tin th́ cho là hủy báng ḿnh” (Luận ngữ, th. Tử Trương, ch. 11). Hai ông mong học tṛ luyện lấy những đức hiếu, tín, liêm, sỉ, vv. nhưng hai ông cũng biết đấy là những đức tính mơ tưởng (trên cả ngàn học tṛ trực tiếp của Khổng Tử, chỉ vài người vừa ḷng ông) hiếm thấy nơi kẻ sĩ ngoài thực tế. Và sau này những châm ngôn điển tích mà các nho gia sưu tập để giáo dục học tṛ tuy nhắc đến những đức tính ấy, hầu hết là những công thức xử sự thực tiễn (chớ khoe khoang, chớ hấp tấp, chớ lộ ư, chớ ăn hối lộ, vv.) chú trọng vào tính cẩn mật, rất xa tính quảng đại vị tha của đức nhân hay tính cao thượng của đức nghĩa (xem Lê Quí Đôn, Vân đài loại ngữ, q.8, Sĩ qui, do Tạ Quang Phát dịch, Sài G̣n, Phủ QVKFT Văn hóa, 1973 - và Lê Quí Đôn,Kiến văn tiểu lục, q. 1, Châm cảnh, do Lê Mạnh Liêu dịch, Sài G̣n, Bộ QGGD, 1962).

Với Tống nho, trước nhất nho giáo bước lên địa vị độc tôn, các nho sĩ không c̣n sợ sự cạnh tranh của các sư tăng đạo sĩ bị gán tội “làm mê hoặc chúng sinh”, “làm cho hư nát đạo thường, hao phí tiền của“ (theo văn Trương Hán Siêu trong bài kư tháp Linh Tế, núi Dục Thúy - Thơ văn Lư Trần, t.2, tr.754). Một trong những lệnh đầu tiên của Lê Thái Tổ (tháng 3 và 12/1429) là kiểm soát và hạn chế số tăng đạo, bắt họ phải thi kinh điển, có trúng th́ mới được cấp giấy (độ điệp) cho phép tu hành (chứ không phải để làm quan như xưa kia), nếu trượt phải hoàn tục. Bộ luật triều Lê được ban bố sau đó (1430) cấm tự tiện in và bán sách Phật Lăo cũng như xây chùa chiền, và ấn định chỉ người trên 50 tuổi mới được cấp giấy phép cho làm tăng đạo, không có giấy phép không được tu, mà tu rồi c̣n ham thói tục (ăn mặn, uống rượu, thông dâm) th́ bị sung quân hay tội đồ (điều 215,288, 289 trong bản “Quốc triều h́nh luật”, Hà Nội, nxb Pháp lư, 1991).

Kế tiếp, khoa cử, dựa trên một mớ sách chính thức có hạn, trở thành lối tuyển quan lại gần như (v́ vẫn c̣n ngoại lệ vua cất nhắc gia thần, và lệ bảo cử để vớt những nhân tài bị bỏ sót, thêm thỉnh thoảng triều đ́nh muốn gây quỹ sẵn sàng bán chức vụ nhỏ cho dân giàu có dù thất học – tục bán chức tước có từ triều Lư, chứ không phải chỉ vào thời Lê Trung hưng - x. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Hà Nội, nxb Sử học, t.2, Quan chức chí) độc nhất. Tất nhiên sự học và dạy học (chỉ cần chú trọng vào một ít kinh điển, không cần hiểu sâu xa –dần dà kể từ thời Lê Trung hưng bài mẫu theo những đề thi có thể ra được đưa cho học tṛ học thuộc ḷng, bữa thi trúng tủ cứ thế viết ra là có nhiều hy vọng đậu) đâm dễ hơn và số sĩ tử được chấm đậu tức sẽ có quan chức bổng lộc đông hơn. Số quan chức dành cho sĩ tử cao hơn nhiều con số suy ra từ số người đậu tiến sĩ (trung b́nh khoảng 5 người một năm kể từ đời Trần đến cuối đời Nguyễn) và cử nhân hay tứ trường (khoảng mười lần lớn hơn), v́ các nho sinh qua được các cuộc thi khảo hạch tiên quyết tại phủ huyện và những người chỉ đỗ tam trường (cả 1000 người mỗi khoa) cũng được bổ dụng (vào các chức nhỏ cho tới tri huyện). Thêm vào những người chỉ cần biết viết và làm tính có thể được tuyển vào hàng thư lại, có thể nói thời xưa kẻ đi học (cả nước chỉ có từ 3000 đến nhiều nhất hơn 10 000 dưới cuối triều Nguyễn đọc và viết thạo chữ nho, dám đi thi) có may có công ăn việc làm hợp với bằng cấp hơn học sinh sinh viên ngày nay. Các chức vụ quan trọng trong nước hầu như nằm trong tay kẻ sĩ, về văn cũng như vơ (theo một lư tưởng nho giáo được Vương An Thạch đời Tống đề cao, kẻ sĩ kiêm toàn phải biết cả văn lẫn vơ; cho nên sách sử cho thấy rất nhiều nhân vật đương làm quan văn bỗng đổi sang ngạch vơ hay ngược lại). Các chính sách, luật lệ, sắc dụ, tiếng gọi là của vua, thật ra do đám triều thần đề nghị và soạn thảo.

Dĩ nhiên, nho sĩ trong triều gặp sự cạnh tranh của lớp vương hầu trong hoàng tộc, nhưng so với thời phong kiến Lư Trần, sứ cạnh tranh ấy giảm đi nhiều. Nhờ ư hệ nho giáo cho tài đức cá nhân (chọn qua thi cử) là trọng, các vương tôn công tử không được truyền y chức của cha, chỉ được tập tước, tập ấm (được cho giữ quan tước nhưng kém dần mỗi đời), phải có công riêng mới được thăng thưởng.Thân nhân nhà vua chỉ được lĩnh bổng lộc cao nhưng không được phong thái ấp nữa, và cũng không được dự triều chính nếu không có tài cán đặc biệt.

Nho sĩ có quyền tức có lợi. Ngay những học tṛ chưa đỗ đạt ǵ nhưng có quan khảo hạch chứng nhận là thông chữ nghĩa, đă được hưởng lộc v́ được miễn thuế thân lại không phải đi lính. Có quan chức, là có lương bổng (từ 6 đến 92 quan thời Hồng Đức, chưa kể sự miễn thuế và điền sản). Quan niệm chung của các tác giả là lương lậu của các quan quá ít, nhiều danh sĩ (như Ngô Thời Sĩ với bài “văn trách con ma nghèo”) có thơ văn than nghèo (bởi liêm khiết hay không có quan chức), nhưng nghèo giàu là một sự tương đối, trong một xă hội chậm tiến, thường dân bị đánh mỗi năm hơn 1 quan tiền thuế mà c̣n không trả nổi, làm việc lam lũ mà không đủ ăn, đám nho sĩ không chịu thuế, không phải làm việc nặng nhọc, có ăn có mặc, có sách, có trà, là sung túc rồi, nếu c̣n than nghèo là so với người ngang hàng quyền quí.

Sau rốt, luân lư Tống nho không cốt ở tâm mà ở h́nh thức. Với sáo văn và hành vi hợp thức kẻ sĩ có thể tự đắc về đức hạnh của ḿnh. Ăn ở trong gia đ́nh sao không có tai tiếng và cử hành tang lễ đúng phép là được coi như kẻ hiếu đễ (có đạo đức theo nho giáo), ư tứ trong ḷng ra sao không ai cần biết. Dưới nghi thức lễ mễ tỏ ḷng tôn kính, kẻ sĩ che đậy dễ dàng sự khúm núm sợ sệt của ḿnh trước kẻ có quyền thế. Thái độ phục tùng, lời lẽ khiêm cung, nếu không xu nịnh, thay thế cho chữ trung, một chữ trung co răn tùy theo tư cách của mỗi người. Từ nghĩa rộng như trong bài “Minh quán Trung Tân” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (“C̣n như biết trung với vua, kính người huynh trưởng, ḥa thuận với anh em vợ chồng, giữ điều tín với bè bạn, tức là trung đó. Thấy tiền tài mà không tham lam, thấy lợi mà không tranh giành, thích làm việc thiện để dạy người, đem tấm ḷng thành để xử thế, cũng là trung đó” – tr. Hoàng Việt văn tuyển, Nguyễn Đ́nh Diệm dịch, Sài G̣n, PQVKDT Văn hóa, 1971, t.2, tr. 130), đến nghĩa hẹp là một ḷng một dạ với người nâng đỡ ban ơn cho ḿnh (như trong bài tạ của một bác sĩ trường Quốc tử giám nhà Lê : “chỉ biết ḷng trung giữ vững, nhớ ơn thánh chúa sáng soi”- tr. Hoàng Việt văn tuyển, t.3, tr.170), đức trung được gán cho cả những quan thờ hai “thánh thượng”, cả vua lẫn chúa (thời Trịnh), hay cho kẻ v́ vua rước giặc dầy xéo nước nhà (như Bùi Bá Kỳ, hai lần v́ vua sang Tàu rước quân Minh sang đuổi nhà Hồ và nhà Mạc, được Lê Quí Đôn khen là kẻ đại trung (Kiến văn tiểu lục, t.2, tr. 34).

Chữ trung eo hẹp không bó buộc phải đi với chữ liêm chữ sỉ v́ nhà vua sẵn sàng dung túng kẻ tiểu nhân để đổi lấy ḷng phụng thờ của họ : Ông vua nho sĩ Lê Thánh Tông coi nhẹ sự ăn của lót (đùa cợt với Vũ Hữu về tính thích ăn hối lộ của ông ta – x.  ĐVSKTT, t.3, tr.219), gạt bỏ những vụ tố cáo triều thần không thanh liêm như năm 1464 với lời lẽ rằng : “Khoảng năm Thái ḥa Diên ninh, trên th́ tể tướng, dưới đến các quan, mưu lợi lẫn nhau, bừa băi hối lộ, ngươi (thiêm đô ngự sử Nguyễn Thiện) bảo Nguyễn Đ́nh Mỹ là kẻ tiểu nhân, không nên tin dùng. Trẫm lên ngôi báu đến nay 5 năm, Đ́nh Mỹ bôn tẩu phục vụ, hết ḷng hết sức, khi trước là nịnh hót về sau là lương thiện, có hại ǵ đâu?...” . Nho giáo, đặc biệt dưới h́nh thức Tống nho, sở dĩ thích hợp với nhà cầm quyền, không phải v́ những nét cao đẹp nó đ̣i hỏi nơi kẻ sĩ, mà v́ thuyết trung hiếu bắt toàn dân thờ vua như thờ cha mẹ, khiến kẻ sĩ coi quan chức như ơn mưa móc vua ban. Với thuyết trung hiếu, nhu cầu một lớp phụ tá thừa hành trung thành dễ bảo được đáp ứng. Lại nữa, nhờ qui mọi mối về ngôi vua, sánh vua với ông trời trong vũ trụ, nho giáo ăn khớp với ư chí tập quyền và củng cố quyền lực của nhà vua kể từ triều Lê. Trong bối cảnh của một sự đồng lơa giữa nho giáo và quyền lực, vẫn c̣n nho sĩ lo giữ tiết tháo, thanh liêm thẳng thắn, như Vũ Tụ thời Lê Thánh Tông hay Ngô Tuấn Kiệt thời Lê Chiêu Tông (ghi trong Lê Quí Đôn, Kiến văn tiểu lục, t.2, tr.28) nhưng số người như vậy rất hiếm và ngoại lệ.

Sự phù hợp quyền lợi giữa sĩ phu và vương quyền kể từ triều Lê đưa đến sự áp đặt trên Việt Nam một chế độ chuyên chế dựa trên nho giáo kéo dài khoảng sáu thế kỷ, tới cuối triều Nguyễn (dấu ngoặc Tây Sơn không mang lại thay đổi ǵ trong thể chế). Nhờ Lê Thái Tổ, sĩ phu Việt Nam đă đạt được tham vọng nắm giữ guồng máy chính quyền, thực hiện cái thiên hướng cai trị của kẻ sĩ do Mạnh Tử đề xướng. Nhưng sự măn nguyện của họ đă được trả bằng một sự tha hóa chưa từng thấy trong lịch sử thế giới : trong khi cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Tàu, Nhật Bản có quốc ngữ từ thế kỷ 12 và Cao Ly từ thế kỷ 15, khởi nguồn cho nước họ một nền văn hóa độc đáo (cũng như bên Âu Châu, vào cuối thời Trung cổ, các quốc gia ngưng sử dụng la-tinh để trở về với một ngôn ngữ bản xứ toàn dân hiểu được), tại Việt Nam, tới thế kỷ 19, các cụ đồ nho vẫn khăng khăng coi Hán ngữ là “quốc văn”, đáng quí trọng hơn chữ nôm chỉ là “quốc âm”. Nội dung cái học mà kẻ sĩ Việt Nam tự hào thông hiểu và vin vào đó để cai trị dân vỏn vẹn là cách viết văn Tàu, một triết thuyết sơ lược của Tàu và lịch sử Tàu tới đời Tống (năm 1823 Minh Mạng tính nới sử Tàu tới triều Minh Thanh nhưng rồi bỏ qua). Lê Thái Tổ cũng như Gia Long, khi tái lập thiết chế, cho toa rập gần y nguyên thể chế Minh Thanh, tin tưởng ḿnh giáo hóa dân chúng khi ép dân chúng chấp nhận phong tục và văn hóa nước ngoài. Quân Tàu bị nhà Lê đánh đuổi, nhưng nhờ nhà Lê văn hóa Tàu đại thắng Việt Nam, trói sĩ phu Việt Nam bằng một chuỗi xiềng xích vô h́nh đến giờ chưa phá gỡ nổi.

Tự ru ḿnh trong sự tự măn (lời tự tán dương đầy rẫy trong văn chương Việt Nam, nhất là trong công văn) vua quan triều Nguyễn không để ư đến mối nguy từ phương Tây tới, mặc dầu từ thời Gia Long quần thần đă biết sự hiện hữu và thế lực của các quốc gia Tây phương. Trước khi quân Pháp chiếm đóng miền Nam, sĩ phu quá chịu ảnh hưởng của nho học, không biết (hay dám) tố cáo sự hủ lậu của nó. Ngay Cao Bá Quát, bất măn với chế độ đến nỗi nổi loạn chống triều đ́nh, cũng chỉ tỏ ư thức trong vài câu thơ như : “Từ vượt bể qua Ba Sơn đất mới, Bừng mắt trông ôi sáu cơi mênh mang ! Rơ tṛ chơi tự trước chuyện văn chương.” (trong bài “Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông đô sát họ Bùi”, Hoàng Tảo dịch, tr. Thơ văn Cao Bá Quát, Hà Nội, nxb Văn học, 1984, tr. 171). Phải đợi năm 1867 mới thấy một Nguyễn Trường Tộ mạnh dạn lên án cái học ngược đời “chân không đi đến, mắt không trông thấy” (trong “Tế cấp bát điều” - x. Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo, Sài G̣n, nxb Thành phố HCM, 1988, tr. 249) của nho giáo, dạy học tṛ chuyện xưa của Trung quốc trong khi việc làm phải theo nước Việt ngày nay. Song, dù lớp sĩ có nhận thức được sự tệ hại của cái học từ chương vay mượn, quán tính của họ, do áp lực vun xới của nhà cầm quyền chuyên chế không dung thứ sự phản biện (nói chi đến sự đối lập) và của nho giáo khuyên họ trung cẩn, thúc họ thụ động tŕ hoăn mọi cải tổ để tránh phiền phức. Ḷng sốt sắng của vài thức giả không lay chuyển nổi sức trơ ́ đó.

Cuộc đô hộ Pháp, tuy nhục nhă cho đất nước, ít nhất có lợi ích làm lung lay niềm tin cứng nhắc của lớp sĩ, khiến họ đặt cái học và bản thân thành vấn đề. Sau sự tự xét đau đớn các sĩ phu đă đoạn tuyệt hẳn với nho học, quyết chạy theo tân học Tây phương, nhưng muốn cứu vớt nho giáo bằng cách quay về nguyên lư Khổng Mạnh, định nghĩa lại những từ như trung tiết khí khái xưa nay vẫn là căn bản của ḷng tự kiêu của nho sĩ. Trung không c̣n là trung với vua chúa hay triều đại, mà là trung với nước, cho nên đặc tính của kẻ sĩ xứng với cái danh sĩ trở thành ḷng yêu nước (“dựng cái tiếng nước độc lập, đấy là trách nhiệm của người đức sĩ vậy ... kêu linh hồn yêu nước về, đấy là trách nhiệm của người chí sĩ vậy”, theo Phan Bội Châu trong “Ḥa lệ cống ngôn“ - x. Thơ văn Phan Bội Châu, Hà Nội, nxb Văn học, 1985, tr. 80). V́ bị đánh giá bằng ḷng yêu nước, dù chọn thái độ đối kháng hay cộng tác với Pháp, sĩ nhân (cũng được chỉ bằng danh từ “trí thức” mới đặt, thích hợp hơn v́ không gắn bó với nho học) nào cũng lấy nó để giải thích thái độ của ḿnh. Chẳng bao lâu, chút bột phát lương tâm do cái nhục mất nước gợi lên nhường chỗ cho một sự mù quáng mới bắt nguồn từ một ḷng yêu nước tự tôn tự măn, coi đường lối yêu nước của ḿnh là chính đáng nhất và phủ nhận ḷng yêu nước của kẻ khác, với kết quả là một cuộc nội chiến hại nước hại dân vô tiền khoáng hậu.

Trí thức Việt Nam sở dĩ dễ lăn vào vết cũ cũng tại không triệt để tự đặt ḿnh thành vấn đề. Sự tự xét của họ ngưng ở chức phận kẻ sĩ. Theo quan niệm Khổng Mạnh được ư kiến của giới trí thức Pháp từ vụ Dreyfus (chữ intellectuel để chỉ kẻ có học thức với một ngụ ư đạo đức được đặt ra thời đó, năm 1898) tiếp tay, họ vẫn tự gán cho ḿnh thiên chức hướng dẫn hay giáo dục quần chúng, cho ư ḿnh là tiếng nói của dân (nên báo của Huỳnh Thúc Kháng có tên là “Tiếng dân”)  và đưa cái học của họ ra như một bửu bối khiến họ sáng suốt hơn người, khôn ngoan khí phách hơn người, để biện minh cho vai tṛ trịch thượng kia (cũng trong bài “Ḥa lệ cống ngôn” Phan Bội Châu có câu : “Ôi! Đọc sách sáng lẽ chỉ có kẻ sĩ, tư tưởng lớn lao chỉ có kẻ sĩ, gánh nặng đường xa chỉ có kẻ sĩ”. Cũng như xưa kia họ tự dành cho ḿnh các đức trung hiếu lễ nghĩa vv., ngày nay từ phương tŕnh “kẻ sĩ phải là người yêu nước, vv.”, họ dễ chuyển sang đồng nhất thức “người yêu nước tất là kẻ sĩ, vv.”. Ngụy biện của họ cốt tước riêng cho ḿnh những đức tính có thể nhận thấy nơi kẻ thất học cũng như hữu học, v́ trong thực tế đạo đức không ăn nhập ǵ đến tŕnh độ học vấn, có nhiều kẻ có học mà bản chất là kẻ tiểu nhân cũng như có nhiều kẻ vô học mà hạnh kiểm đáng bực trượng phu. Bởi một khi bác bỏ sự gắn liền đạo đức với kẻ sĩ, c̣n ǵ để định nghĩa kẻ sĩ và biện hộ cho sứ mệnh chỉ đạo của nhà trí thức nếu không là kiến thức? Nhưng chỉ cần biết đọc biết viết đă là kẻ sĩ, hay phải học cao hơn nhiều? Mà cao tới mức nào? Và cái học cho phép dạy đời và cai trị người phải có nội dung ǵ?

Cho tới giờ, những câu hỏi đó ít ai đặt ra và lại càng hiếm ai trả lời. Thông thường, v́ ngày nay ai cũng được đi học tức có một chút học thức, chữ trí thức chỉ người ít ra cũng có một tŕnh độ đại học, và hạn chế hơn nữa, những người thông môn học của ḿnh (có thức) và biết dùng cái học ấy để suy nghĩ sâu hơn  (có trí). Theo định nghĩa hẹp này, sợ Việt Nam không có mấy nhà trí thức chân chính, nên bài này chỉ đề cập đến lớp người vẫn tự vỗ ngực ḿnh la trí thức (người học thông nghĩ rộng chẳng bao giờ cho ḿnh đủ trí đủ thức để là trí thức) gồm một số đông những người có một bằng cấp đại học cùng một số những người có thể học kém hơn nhưng có nghề cầm bút hay thuộc ngành thông tin báo chí. Thành phần này vẫn luyến tiếc năng chức giáo dân của nho sĩ, tuy có thể yên phận hành nghề và sử dụng sự học trong một xă hội bắt buộc phải khuếch trương, tranh đấu để được tham gia chính quyền. Để đạt mục đích này họ sẵn sàng xu phụ kẻ quyền thế, nhưng khác với dân ham quyền thường, v́ là kẻ thông chữ nghĩa, họ luôn luôn biết biện minh cho sự cầu vinh cầu lợi của ḿnh, biến nó thành tinh thần yêu nước tích cực. Dưới một chế độ độc tài (như cộng sản), sự đầu hàng nhát sợ của họ chẳng thua kém óc phục tùng của các nho sĩ xưa. Trong một xă hội tự do, sự khuấy động của họ nhằm hạ địch thủ để chiếm độc quyền tỏ một tinh thần độc tôn cũng ngang nho sĩ.

Nhà trí thức tự cho ḿnh có nhiều tài cầm quyền hơn kẻ khác, nhưng v́ đâu cái học lư thuyết chuyên nghiệp của họ biến thành tài chính trị, bao quát và tế nhị, đó là một điều thật huyền bí. Nếu bảo là tại họ đọc sách và suy xét hơn người, lấy ǵ mà bảo chứng số sách do họ đọc và khả năng nhận định của họ, không kể ngày nay ai biết chữ và có trí ṭ ṃ lanh lợi, dù là một người thợ hay nông phu, cũng có thể ham đọc ham nghĩ và quyết đoán hữu lư nếu cờ phất vào tay. V́ yêu sách tham chính của giới trí thức vô căn cứ, những kẻ đối đầu họ, cạnh tranh quyền lực với họ, dễ khuyến khích nguồn dư luận bài trí thức như kẻ vô trách nhiệm thiếu óc thực tế (lư lẽ viện dẫn bởi quân phiệt), hoặc như phường ăn hại sống trên lao lực sản xuất của nhân dân (lời chỉ trích của cán bộ cộng sản).

Nếu trung thực với chính ḿnh, nhà trí thức phải công nhận rằng danh tính trí thức của họ không phong cho họ đức tính hay tài cán cai tri đặc biệt. Như mọi thường dân, họ có quyền có tham vọng chính trị, nhưng không thể coi chính sự như một lănh vực dành riêng, và phải qua những thử thách biểu lộ cá tính và năng khiếu của họ giống như kẻ khác. Thật ra, ngoài cái học (càng ngày càng giới hạn v́ sự phức tạp của khoa học và xă hội tân tiến) nhà trí thức không thể tự hào về đặc tính ǵ khác. Mà cái học đó phải càng ngày càng cao, v́ với sự phát triển kinh tế xă hội dân chúng ai cũng sẽ có bằng cấp đại học, từ trí thức sẽ chỉ những người có bằng cao nhất. Cho nên, nếu giới trí thức vẫn muốn có một sứ mệnh riêng biệt, sứ mệnh đó chỉ có thể là đào sâu cái học đă hấp thụ rồi mang cái học đó áp dụng vào thực tế trong phạm vi chuyên môn của ḿnh hoặc truyền lại cho hậu sinh. Làm được như vậy đă là hữu ích chẳng hổ thẹn với đời rồi. Dĩ nhiên, nhà trí thức có thể hành sự ngoài phạm vi của ḿnh nhưng lúc đó học thức của họ không bảo đảm cho họ khỏi nhầm lẫn tai hại như bất cứ ai.

Cũng như trí thức Việt Nam, trong quá khứ giới trí thức quốc tế đă nhầm lẫn quá nhiều v́ tưởng ḿnh vẫn hiểu biết rơ sự thể khi vượt phạm vi học thức, cho ư tưởng của ḿnh là chân lư và sự lựa chọn của cá nhân ḿnh là đường lối hay nhất. Vin vào nhiệm vụ hướng dẫn quần chúng hay bảo tồn đạo lư tự đặt cho ḿnh, họ đă tích cực hoạt động chính trị, kết bè kết đảng, bênh vực thuyết nọ thuyết kia, dùng uy tín đă gây dựng được trong ngành học của ḿnh để thuyết phục dư luận. Và rồi thực tế qua các biến chuyển lịch sử đă khiến họ mất ảo ảnh về vai tṛ của họ (xem những sách tự kiểm thảo của một số cựu trí thức tả phái Âu Mỹ như “Eloge des intellectuels” của Bernard-Henri Lévy, Paris, Grasset, 1988). Nhưng tỉnh táo không có nghĩa là mất lư tưởng. Trong khi trí thức Âu Mỹ khuyên nhau trở về phận sự nguyên sơ của thầy tu, trí thức Việt Nam có khuynh hướng quay về mẫu kẻ sĩ quân tử của Khổng Mạnh. Nếu sự trở về nguồn này kèm theo ư chí hiếu học và từ chối sự tự dối ḿnh, đất nước sẽ có thể trông cậy vào một số đông công dân ưu tú vừa biết trau dồi kiến thức để vun đắp cho đời, vừa biết tự trọng lẫn trọng người nhờ cố gắng tu thân.

Retour à DPN