(Bài viết cho Tin Tức 11/1991)

 

Hiện tượng "đổi mới" trong làng văn Việt

 

Từ ba bốn năm nay, tên tuổi một số nhà văn trẻ Hà Nội được truyền tụng trong giới người Việt hải ngoại như những nhà văn nên đọc v́ không những có giọng văn xuất sắc lại có tinh thần chống đối chế độ, khác hẳn các tác giả trước chỉ vài trang của họ đă thấy ớn ngay v́ luận điệu một chiều đề cao Bác-Đảng hay đả phá Mỹ-Ngụy. Nghe thiên hạ kháo nhau, v́ hiếu kỳ chúng tôi cũng đi t́m sách của những nhà văn mới kia đem về đọc, và quả thật có nhiều sự lạ trong một số truyện in từ 1987 dưới phong trào « đổi mới » theo gót Nga Sô của nhà cầm quyền Hà Nội.

 

Lần đầu tiên dưới chế độ cộng sản, tác giả Việt Nam đă phá lệ đụng tới những điều cấm kỵ của Đảng, vạch trần sự tham nhũng thối nát trong đoàn ngũ cán bộ, b́nh phẩm sự bất nhân của một chính sách không ngần ngại ra lệnh đấu tố tàn sát dân lành hồi cải cách điền địa (1951-56). Oái ăm là những sự kiện được các nhà văn trẻ kia đưa ra ánh sáng đă được nêu ra trong tiểu thuyết hay biên khảo cả 30, 40 năm về trước tại miền Nam Việt Nam bởi chính các nhân chứng như Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Mạnh Côn vv., nhưng chúng đă bị các nhà trí thức « tiến bộ » trong và ngoài nước chối bỏ  như điều bịa đặt hay phóng đại. Nay thế chẳng đặng đừng, v́ muốn bám theo con tàu lịch sử đổi chiều, họ mới chịu mở mắt, anh dũng ra mặt chống bạo quyền Hà Nội, quên bẵng bao năm a dua hô hào phản chiến ủng hộ Bác-Đảng, giúp Đảng được thể áp trọn bàn tay sắt trên toàn cơi đất Việt. Nhưng hết phục Đảng, thay v́ sát cánh với cộng đồng quốc gia, họ xoay ra o bế những cựu chính khách cộng sản chạy làng được họ thổi thành nhà ái quốc sáng suốt.

 

Qua những sách t́m đọc, chúng tôi có những nhận xét sau đây : Dương Thu Hương, với quyển « Những thiên đường mù » (Hà Nội, 1989 - được nhà xuất bản Việt Nam tại Hoa Kỳ in lại năm 1990), một thành công về h́nh thức – văn b́nh dị thắm thiết, bố cục gọn ghẽ - lẫn nội dung, vượt hẳn những tác phẩm khác của bà như « Bên kia bờ ảo vọng », « Truyện t́nh kể lúc rạng đông », c̣n nhiều nhược điểm, kể truyện cuộc sống của một gia đ́nh Việt Nam qua kư ức của một nữ công nhân ở Nga, trong đó nổi bật một nhân vật mạnh mẽ hiếm có trong văn chương Việt Nam, bà Tâm, tiêu biểu cho mẹ Việt Nam vĩnh cửu, và với những bài suy luận chính trị đanh thép (được báo Quê Mẹ đăng lại trong số 106)phê b́nh cặn kẽ đường lối của Đảng, nghiễm nhiên có thể được xếp hàng đầu nhóm văn sĩ mới, và sự bà bị công an bắt gần đây chỉ có công hiệu khiến tăm tiếng bà vang dội thêm.

 

So với Dương Thu Hương, văn của Ma văn Kháng kém phần sâu đậm nhưng ngược lại phong phú hơn. Như cũng là một phụ nữ đảm đang bất khuất, nhân vật của ông trong « Côi cút giữa canh đời » (Ha Nội, Văn học, 1989) không sống động bằng bà Tâm v́ tiềm lực thúc đẩy bà ta hành động thiếu nhiệt huyết, nhưng độc giả thích lối ăn nói chanh chua bóng bẩy của bà. Cái đặc biệt của Ma Văn Kháng là đă viết dưới nhan đề « Đám cưới không hôn thú » (Hà Nội, Lao động, 1990) cuốn tiểu thuyết triết (lư) trí (thức) đầu tiên của Việt Nam ; trong truyện tác giả ghi lại những cuộc tranh luận giữa một số giáo chức trung học bỡ ngỡ trước thế sự đảo điên, và qua đó cho ta thấy sự phá sản của giới trí thức cộng sản Việt Nam. Tiếc là sức hiểu biết của tác giả không ngang với tham vọng nên sách có chỗ nông cạn tỷ như khoe chữ sai.

 

Tật khoe chữ cũng hiển hiện trong văn Phạm Thị Hoài ; cô thích chêm vào câu đủ thứ ngoại ngữ không cần thiết, nhưng cô mang vào văn chương Việt Nam một lối nh́n mới lạ mượn từ tác giả Âu Mỹ, như truyện một cô gái không muốn lớn trong « Thiên sứ » (Hà Nội, Trẻ, 1989), chắc hẳn khởi hứng từ chú lùn đánh trống của Gunther Grass.

 

Trội hẳn trên nhóm văn sĩ mói về tài văn là Nguyễn Huy Thiệp, một tác giả mới chỉ viết một số truyện ngắn (« Những ngọn gió hua tát », Hà Nội, Văn học, 1989) đă được người hâm mộ suy tôn là « thiên tài có một không hai của thế kỷ ». Khen vậy e quá đáng và tội cho các tác giả khác, bởi nếu văn Nguyễn Huy Thiệp rất đặc sắc, khi súc tích cộc lốc, khi đưa đẩy trữ t́nh, chứng tỏ một văn phong đa dạng biết hợp văn với cảnh, về tư tưởng chưa thấy truyện nào thật xúc động độc giả về chiều sâu rộng như chẳng hạn những truyện ưng ư của một Primo Levi.

 

Lớp văn sĩ mới c̣n nhiều nữa như Khuất Quang Thụy (« Góc tăm tối cuối cùng »), Trần Văn Tuấn (« Chiều thứ bảy u ám ») vv… Tất cả chung nhau một sự bất măn trước cảnh  nghèo túng bất công, phong hóa suy đồi, đạo lư lộn ṣng trong Xă hội chủ nghĩa Việt Nam mà cha chú họ dạy phải tôn thờ. V́ thiếu căn bản kinh tế chính trị, hầu hết chỉ đứng trên địa vị luân lư để chỉ trích chế độ, chỉ quy các tệ đoan cho sự ngu xuẩn đốn mạt của một phần tử đảng viên không xứng đáng, hay cho sự hiểu lầm chủ thuyết Mác-Lê của cấp trên, không đặt sự thống trị của Đảng thành vấn đề, vẫn quư trọng Bác (như Nguyễn Huy Thiệp tuyên bố với nhà báo Libération), hănh diện với Cách mạng và những chiến thắng quân sự của Đảng (« sự thăng hoa của đất nước » theo văn Dương Thu Hương) và mong xây dựng một xă hội chủ nghĩa chân chính.

 

Hầu hết họ không thực sự ly khai v́ họ không dứt t́nh với chế độ, chỉ muốn chế độ cải thiện hay đổi mới. Như Ma Văn Kháng, tuy tố cáo cán bộ cộng sản « đấu tố, lật đổ, truy bức nhau », gây ra « loạn âm dương », vẫn chỉ mộng « chất cộng sản với chất trí thức trùng khít làm một » để thực hiện con người cộng sản đúng đắn, và vẫn coi Đảng với đảng viên ưu tú như « những đức chúa hiển vinh của dân tộc ».

 

Có lẽ độc nhất dứt khoát với cộng sản là Trần Mạnh Hảo với quyển « Ly thân » phân tích ngành ngọn guồng máy áp bức của Đảng với những phương pháp quỷ quyệt bóp nghẹt lương tâm của kẻ dưới tay hầu để dễ bề sai bảo. Ông là một trong những người (cưu ?) cộng sản hiếm hoi coi chiến sĩ quốc gia như đồng bạn hay đồng nạn nhân thời đại (qua thái độ của nhân vật Trần Khuất Nguyên) và phủ nhận sự lănh đạo của Đảng v́ không một con người nào, một tập thể người nào độc quyền về chân lư, mong mỏi một chế độ cho phép con người « được mâu thuẫn, được đối lập, được tranh luận », và ám chỉ Đảng là kẻ thù của dân tộc khi viết « có khi thường địch nó núp ở trong người các ông mà các ông không biết hay giả vờ không biết ». Chẳng hiểu nhờ sự che chở nào mà cuốn sách bạo nghịch kia được in, nhưng sách chưa phát hành kịp đă bị công an tịch thu (may được in lai tại Pháp – Paris, Quê mẹ, 1990), đủ thấy dù sao Đảng vẫn nhanh trí trong sự nhận định kẻ thù.

 

Dầu họ có thực ḷng ly khai hay không, đợt sóng văn sĩ mới Hà Nội trước sau cũng là kẻ đào huyệt chôn Đảng. Bởi trong một chế độ dựa trên sự gian dối xảo trá, sự thật do họ phô bày có tác dụng ngang ng̣i nổ. Vả lại, đảng mẹ Sô Viết đă tan tành, các nhà trí thức « tiến bộ » trong và ngoài nước chắc chẳng c̣n ảo vọng đổi mới chi nữa, thế nào rồi họ cũng tiến thêm bước nữa trong sự đoạn tuyệt với một chủ nghĩa hoàn toàn tiêu cực, chạy theo phe quốc gia lên án cái cách mạng phản dân tộc đă dồn đất nước vào ngă đen tối hiện tại. 

 

Retour à DPN