(Bài viết cho Tin Tức số 1, 9/1991)

 

GỐC TÍCH CHỮ VIỆT LA TINH HÓA

 

Sự tiếng Việt là một tiếng Á Châu được viết hoàn toàn bằng mẫu tự la tinh làm rất nhiều người ngạc nhiên. Mà ngạc nhiên cũng phải, v́ đây là một trường hợp hi hữu, bởi những sự phiên âm theo lối a,b,c của các quốc gia lân cận như Trung Quốc với tiếng pinyin (phiên âm) không có mấy tác động trên quần chúng, không thay thế được chữ cũ và rốt cuộc chỉ có công hiệu trong sự liên lạc với người ngoại quốc.

 

Như ai cũng đoán được, sự la tinh hoá tiếng Việt chỉ xảy ra được tương đối mới đây thôi, vào lúc gặp gỡ giữa người Việt và người Tây phương, và trước đó người Việt có một văn tự khác. Quả thế, lịch sử chữ viết tiếngViệt thể hiện rơ định mệnh trớ trêu của dân Việt, bao phiên bị ngoại bang chi phối, phải không ngưng tranh đấu cho nền độc lập và hằng tính của ḿnh.

 

Là một nước nhỏ bé bên cạnh một nước láng giềng vĩ đại, Việt Nam không khỏi là một con mồi luôn luôn bị ḍm ngó, cho nên đă phải chịu sự đô hộ của Tàu suốt một ngàn năm, từ thế kỷ thú I đến thế kỷ thứ X. Tất nhiên, trải qua sự Hoa hóa lâu dài bó buộc kia, việc chữ Hán được chọn làm văn tự chính thức cho Việt Nam dưới lốt chữ nho - bởi tuy là chữ Hán nhưng đă được các nhà nho Việt Nam Việt hóa bằng cách đọc khác hẳn (song có thuyết cho rằng lối đọc của ta nguyên là lối đọc hơi trệch đi của người nhà Đường) – không có ǵ lạ.

 

Có điều, tuy cuộc đô hộ đă khiến một số chữ nho thuộc về vốn chữ của người Việt, chữ ấy không ăn nhập ǵ với ngôn ngữ thông dụng, về ngữ vựng cũng như cấu trúc (ví dụ như thứ tự từ). V́ thế nên ngay từ thế kỷ thứ X, tức sau khi giành độc lập, các học giả Việt Nam đă chế dần ra một văn tự riêng biệt để ghi chép tiếng Việt, mênh danh là chữ nôm (tức là chữ dùng tả chuyện nôm na hàng ngày, trái với chữ nho dùng trong hành chánh, học hành cao xa), bằng cách giản dị hóa chữ Hán hoặc ghép chữ Hán với một bộ phận khác ghi âm hay ghi nghĩa. Tiếc thay, mặc dầu đă thành tựu từ thế kỷ XIII và có vị trí trong văn học, ngoài hai dự định không thành dưới triều Hồ và Tây Sơn ngắn ngủi vào cuối thế kỷ XV và XVIII, chữ nôm không tài nào chiếm được ưu thế xứng đáng đối với chữ nho.

 

Viện cớ các sách vở của người Việt xưa đều viết bằng chữ mượn của Tàu, nhiều học giả ngoại quốc cho rằng trước khi người Hán xâm lược nước ta, dân ta không có văn tự. Khẳng định như vậy có nghĩa là quên đi chính sách hủy diệt văn hóa bản xứ không để lại một chứng tích nào do triều đ́nh Trung Hoa chủ trương đối với nước Việt nhỏ bé bướng bỉnh, đến mọi sách vở văn tự một mảnh một chữ đều đốt hết, cũng như coi thường một số chứng cứ liển quan đến một thứ chữ viết kiểu ṇng nọc do người Mường (chủng tộc gần người Việt xưa nhất) từng sử dụng, đă được khắc thành hoa văn trên trống đồng tiền sử (Lũng Cú).

 

Là hiện thân cuối cùng của tiếng Việt, được chính thức hóa vào thời Pháp thuộc, chữ quốc ngữ hay tiếng nước nhà có tên như vậy v́ nó diễn tả đúng khẩu ngữ của người Việt. Đó là một lối ghi âm theo mẫu tự la tinh do các giáo sĩ ḍng Tên tới Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII sáng chế ra với sự giúp đỡ của các con chiên người Việt, cốt để nhờ nó ghi nhớ dễ dàng trong việc học tiếng bản xứ, rồi dùng nó vào việc giảng đạo. V́ các giáo sĩ thường dựa vào tiếng mẹ đẻ của họ để ghi lại âm thanh tiếng Việt, chữ quốc ngữ thể hiện kiểu viết của nhiều nước Âu Châu, đặc biệt của Bồ Đào Nha bởi vào thời đó giáo sĩ người Bồ đông hơn cả. Tên của linh mục Alexandre de Rhodes thường được gắn liền với chữ quốc ngữ, chẳng phải v́ ông là người đầu tiên nghĩ ra hay là người đầu tiên viết bằng quốc ngữ - trước ông có nhiều người khác có công hơn, ví như Gaspar de Amaral chính mới là tác giả của cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên – mà v́ ông là tác giả của hai quyển sách (một từ điển Việt – Bồ - La tinh và một sách giảng kinh) viết chữ quốc ngữ lần đầu tiên được xuất bản (tại La Mă năm 1651) nên nổi tiếng.

 

Noi gương các cố đạo người Âu, có một số người Việt công giáo (như Benito Thiện vào thế kỷ XVII và Philippe Bỉnh vào thế kỷ XVIII) cũng học và viết quốc ngữ, nhưng trước thời Pháp thuộc quốc ngữ coi như không ra khỏi cửa đạo.

 

Cuộc chinh phục Nam Kỳ của Pháp năm 1862, rồi cuộc đặt nền thống trị Pháp trên toàn cơi Việt Nam năm 1884 đánh dấu sự phát huy của chữ quốc ngữ do các thống đốc Pháp khuyến khích. Ngay năm 1865 ra đời tại Sài G̣n tờ báo đầu tiên viết bằng quốc ngữ, tờ Gia Định báo, sau đó nhiều báo khác tiếp tục phát hành. Đồng thời nhà cầm quyền Pháp khiến dịch và in sách quốc ngữ cùng cho mở trường tiểu học dạy quốc ngữ. Nhưng mặc sự sốt sắng viết lách của một số tân trí thức, phần đông xuất thân từ ngạch thư kư, thông dịch viên (như Petrus Kư, Nguyễn Văn Vĩnh), bước đầu tiên dân chúng không mấy hưởng ứng chữ quốc ngữ v́ coi nó như biểu tượng của quân xâm lược thống trị và chống đối không cho con cái học chữ ấy. 

     

Phải đợi đầu thế kỷ XX , khi các nhà kháng chiến yêu nước trong nhóm Đông Du ư thức sự giản tiện của nó (một đứa trẻ đọc viết thông thạo sau nhiều nhất hai năm với chữ quốc ngữ, trong khi phải sau mười năm mới đọc và hiểu nổi các sách Hán-Nôm) cũng như hiệu năng của nó trong việc mở mang và nâng cao dân trí, chữ quốc ngữ mới thực sự được đón nhận là chữ nước nhà. Nhờ sự cổ vơ và bảo trợ qua báo chí, thơ văn hay truyền đơn (có những câu vè kiểu như « tiếng quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà đều phải học » được truyền bá khắp dân gian), nhờ từ nay đủ mặt các nhà trí thức kể cả những nhà nho cựu trào sử dụng và quảng bá, chẳng bao lâu chữ quốc ngữ trở thành chữ viết độc nhất của người Việt, trong khi chữ nho và chữ nôm bị bỏ và quên lăng dần, nhất là sau khi các cuộc thi cũ dụa trên Hán học bị băi bỏ hẳn (1919) để nhường chỗ cho tân hệ thống giáo dục Đông Dương do Albert Sarault qui định (1918).

 

Từ lúc thành h́nh vào năm 1620 đến giờ, chữ quốc ngữ đă trải qua nhiều cuộc thay đổi trong cách sắp chữ, đặt văn, về h́nh thức cũng như về văn phạm song song với những ảnh hưởng của các nền học vấn trên trí thức Việt Nam. Song le, những thay đổi đó không mấy quan trọng và chữ quốc ngữ vẫn giữ được tính chất thuần nhất, nhờ các tác giả phần lớn vẫn tôn trọng ngữ pháp ấn định bởi Giám mục Taberd trong từ điển Việt – la tinh La tinh – Việt xuất bản tại Serampour (Ấn Độ) năm 1838, đă được Pháp tôn làm tiêu chuẩn ngay 1873, mặc dầu trước hay sau khi Việt Nam độc lập (1945) có nhiều phong trào đ̣i cải cách chữ quốc ngữ.

 

Tuy là một sản phẩm ngoại lai, chữ quốc ngữ đă thấm nhuần tâm hồn Việt ; với nó tận cùng ngôn ngữ chính thức của người Việt trùng hợp vói ngôn ngữ hàng ngày, văn tự đi đôi với tiếng nói. Nếu có thể tiếc rằng v́ chọn quốc ngữ dân Việt mất đi một phần rễ bởi không đọc nổi sách báo tài liệu do ông cha để lại, phải cám ơn quốc ngữ đă cho phép nền văn hóa giáo dục Việt Nam khai triển mạnh và có đà tiếp tục tiến hóa hầu mở dần cho nước Việt một con đường sáng lạn.  

 

Retour à DPN