Đồng hóa hay giữ vững căn tính ?

(Paris, Tự do, số 42, 5/1986)

 

Vận nước biến chuyển đă khiến từ 11 năm nay hơn một triệu người Việt lũ lượt ra đi t́m tự do. Trên khắp năm châu ngày nay chẳng c̣n máy nơi không có người Việt Nam đặt chân đến. Ngoại trừ Hoa Kỳ và Pháp có quan hệ lịch sử mật thiết với Việt Nam, các đệ tam quốc gia sở dĩ đón nhận nhiều người Việt tị nạn, một phần v́ dư luận quần chúng nước họ bị khích động bởi những h́nh ảnh thê thảm của người vượt biển, phần khác v́ mặc cảm tội lỗi trước kia đă đóng vai tṛ phản chiến gián tiếp giúp cộng sản thôn tính miền Nam, đưa đến sự đọa đày của toàn thể dân Việt.

 

Mặt khác, trong khi Việt Nam trải qua những biến cố tang thương đó th́ quốc tế phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài. Do đó, sau cơn xúc càm trước thảm nạn thuyền nhân của những năm 1977-78, thiện chí của các đệ tam quốc gia đă từ từ tan biến, đồng thời thiện cảm của dân bản xứ đối với người Việt tị nạn cũng nguôi dần. Khắp nơi, hiện tượng kỳ thị chủng tộc bùng phát trước các va chạm – khó tránh được trong t́nh cảnh kinh tế khó khăn – giữa những cộng đồng với tập tục khác biệt. Trừ những nơi có quá nhiều người Việt tập trung và cạnh tranh nghề nghiệp với dân bản xứ (như tại Texas, Hoa Kỳ, sự tranh chấp giữa ngư phủ Việt Nam và ngư phủ Mỹ dẫn đến các vụ xung đột năm 1979 đă được đạo diễn Louis Malle đưa lên màn bạc trong phim Alamo Bay), đối tượng của sự kỳ thị chủng tộc tại các quốc gia Tây phương thường là người da đen và “da xám” (Ả Rập, Ấn Độ...). Nhưng nhân một số vụ làm ăn bát hợp pháp của một vài Việt kiều (như vụ một số bác sĩ Việt Nam tại Mỹ cho toa thuốc lậu năm 1984) và nhất là Hoa kiều (buôn thuốc phiện lậu, lậu thuế...), sự kỳ thị đối với người da vàng hay Á Châu những lúc sau này đă có vẻ vươn mạnh. Tại Pháp, chỉ cần đọc những truyền đơn của đảng cực hữu tại khu Paris 13 (“Tranh đáu cho một nước Pháp thuần túy!”, “Bảo vệ lối sống, ngôn ngữ của người Pháp:”...) hay những bài báo lên quan đến ngoại kiều (như bài đăng trên Le quotidien de Paris ngày 9-9-1983, trong đó một dân biểu đảng Xă hội, một đảng được coi là cởi mở đối với ngoại kiều, tuyên bố : “Không thể viện cớ họ - người Á Châu – b́nh lặng mà để họ làm bất cứ ǵ...”, “Mở niên bạ ra th́ thấy nhiều người họ Nguyễn hơn họ Dupont”), cũng đủ thấy sự khó chịu và đố kỵ đang lên của dân bản xứ đối với người da vàng.

 

Bị lôi cuốn trong phong trào kỳ thị phản ảnh qua sự bành trướng của các đảng cực hữu, người Việt tị nạn chúng ta không thể có “thái độ đà điểu”, cúi đầu làm ngơ chối bỏ hiện tượng. Chúng ta cần phân tích những lư do phát sinh nạn kỳ thị, xét người và xét ḿnh để định cách cư xử của chúng ta. Khi hiểu rằng sự kỳ thị là phản ứng tự vệ tự nhiên của con người, thường có mặc cảm tự tôn hay tự ti trước kẻ ngoại tộc, khi ngẫm đến thái độ miệt thị của các nhà cầm quyền nước ta và của dân ta đối với ngoại kiều trong lịch sử, chúng ta không những chẳng trách dân bản xứ, ngược lại chúng ta phải cảm ơn họ đă nhắc nhở chúng ta rằng sự cư ngụ đông đảo của chúng ta trên đất người chỉ là một giải pháp cá nhân tạm bợ. Như các cộng đồng thiểu số quốc gia khác, người Việt tị nạn phải chọn lựa giữa sự đồng hóa hay sự giữ vững căn tính. Trên nguyên tắc, nếu đă mất ḷng tin vào chính ḿnh hay nghĩ rằng ḿnh thích hợp với đời sống Tây phương hơn, th́ đồng hóa là thái độ trung thực đối với “tân tổ quốc”. Duy tŕ văn hóa tập tục (với kết quả là duy tŕ những sinh hoạt ngoài lề xă hội bản xứ có thể bị hiểu là gây chia rẽ với người xung quanh) chỉ là một thái độ hợp lư nếu chúng ta thực sự mong mỏi hay trù tính ngày về cố quốc sinh sống (chứ không phải chỉ thăm qua). Trên thực tế, kinh nghiệm của người Do Thái (phần đông đă đồng hóa từ nhiều thế kỷ mà vẫn bị ghen ghét) và phong trào kỳ thị đang lên cho thấy rằng những phần tử khác chủng tộc dù có muốn đồng hóa với người bản xứ cũng không được an phận v́ không sớm th́ muộn, nét mặt màu da, tập quán hay tín ngưỡng của họ sẽ biến thành đối tượng kỳ thị hay bất măn của người bản xứ. Để tránh cho con em chúng ta khỏi bị dằn vặt tinh thần bởi các vụ xung đột chủng tộc, để chúng có một tổ quốc thực sự để hướng về phục vụ, để tỏ rơ phẩm cách của người Việt chúng ta, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất: tích cực đóng góp vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách cộng sản. Chỉ như vậy chúng ta và con em chúng ta mới có ngày về quê cha đát tổ.      

 

Retour à DPN