« Đổi mới »

Trái với Nga Sô và các nước Đông Âu, Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam có thể tự đắc v́ vẫn giữ được quyền hânh, không phải tan ră hoặc hóa lốt, nhờ biết kịp thời mở thị trường cho tư bản đầu tư buôn bán. Đó là một chính sách không những “đổi mới » mà c̣n đối nghịch hẳn với những khẩu hiệu bài trừ tư sản mại bản, cường hào bóc lột, từng chỉ đạo cho bao cuộc tàn sát đẫm máu trước kia.

Mục đích ban đầu của nhà cầm quyền cộng sản chỉ là gọi vốn của nước ngoài thế vào quỹ kiệt quệ của Nhà nước, cốt để đầu tư sao cho dân có công ăn viềc làm, kẻo đói quá họ đâm làm liều làm loạn (như cho thấy phong trào dân chủ Trung Hoa nổi lên vào năm 1984 cùng lúc với việc hàng vạn nông dân khố rách đổ về Bắc Kinh ăn vạ). Nhưng một khi người ngọai quốc bỏ tiền lập xí nghiệp, cơ sở của họ, dù thoạt đầu phải liên doanh với công ty nhà nước, không thể bị điều khiển như công ty quốc doanh nữa ; thêm vào, họ đ̣i hỏi những điều kiện bảo đảm cho mối đầu tư của họ có phương tiện thành công. Thành thử Nhà nước bắt buộc phải nới tay kiểm soát, ban bố đạo luật thích ứng với công ty tư nhân ; luật đă ban hành th́ phải áp dụng cho mọi người, nên dân bản xứ cũng được phép kinh doanh vâ hưởng những sự dễ dăi về tài sản và di chuyển cần thiết cho việc kinh doanh đó. Được để tự lập cánh sinh, không bị hạch hỏi cấm đoán liên miên nữa, người dân tháo vát đua nhau mở hàng, mở hăng, buôn đi bán lại, chẳng lâu có kẻ sung túc, của ra của vào, gây nên một bầu không khí náo nhiệt dễ thở. Ngoài ra, một khi ư hệ mất cố kết, ḷng tin vào nó không c̣n, Đảng khó đ̣i tinh thần chính thống, các vụ thanh trừng giảm bớt, sự kiểm duyệt đỡ chặt chẽ, người dân có thể phát ngôn mạnh dạn hơn tuy chỉ trong một hạn định nào thôi, nhưng thế cũng đủ cho họ tháo van đỡ ấm ức, một điều có lợi cho cả họ lẫn kẻ cầm quyền.

So với đời sống kiềm kẹp tối tăm trong lo âu sợ hăi dưới chế độ thời trước « đổi mới », xă hội cộng sản Trung Hoa vâ Việt Nam hiện tại quả có cởi mở dễ chịu hơn nhiều. Vin vào đó, nhiều người, đặc biệt ở nước ngoài, biện bạch cho quan hệ mật thiết của họ với chế độ bằng lư luận cho rằng những xă hội ấy đang ở trên đường tự do hóa, dần dần kinh tế mở mang hơn sẽ tự nhiên có tự do dân chủ, chẳng nên tẩy chay chống đối, cản đà phát triển . Nhận định này, với tác động ru ngủ chúng dân, duy tŕ nguyên trạng, được Đảng và lớp tân tư bản núp bóng Nhà nước dùng làm luận điệu tuyên truyền khá hữu hiệu, nhất là khi lời hứa tương lai sáng lạn đi đôi với sự đe dọa bắt bớ kẻ hiếu sự, gây bất ổn định cho xă hội chủ nghĩa. Miễn được để mặc cho làm ăn làm giàu, dân Việt Nam ngày nay vẫn tránh chuyện chính trị, chỉ khi nào chạm phải thực tế cửa quyền, bất công tham nhũng, mới bắt đầu ư thức nhu cầu đấu tranh chính trị, tham gia việc nước.

Bởi phải thật ngây thơ mới có thể tin rẳng một chế độ độc tài, với nhóm cầm quyền tác oai tác quái quen mui, hay dở mặc bây, không lo bị chất vấn trừng phạt, lại thêm được ngất ngưởng phú quư mới tinh, sẽ tự dưng tự sát để nhường chỗ cho một chính thể dân chủ tự do tôn trọng dư luận. Không một chế độ nào thay đổi nếu không bị áp lực. Cộng sản đành « đổi mới » vî sợ bị gạt quét bởi niềm khát sống của toàn dân ốm đói sinh càn. Đảng đón mở kinh tế thị trường với mục đích tự cứu vớt. Nếu kinh tế phát triển, Đảng có lư do để biện chứng cho sự độc tôn của ḿnh, làm ǵ có chuyện Đảng rút lui hay chia quyền ? C̣n nếu kinh tế tŕ trệ, thiếu ǵ kẻ bung xung cho Đảng đổ tội lên đầu, ngơ hầu vừa duy tŕ quyền lực vừa pḥng diệt kẻ đối đầu ? Vấn đề nguy hiểm cho tương lai đất nước là dù kinh tế phát triển hay tŕ trệ, sự cùng tồn tại và đồng lơa của độc tài và thị trường, lâ hai thế lực mâu thuẫn có sức bành trướng tai hại khi không có phản quyền bù chọi, phát sinh vâ nuôi dưỡng nhiều thói hư như gian tham, cướp bóc, vô lương, vô sỉ, ươn lười, ỷ lại ... , khiến phường lưu manh ph́ thịnh trong các cơ quan, hoành hành thỏa chí, hủ hóa xă hội vô phương cứu chữa nếu chính quyền không thay đổi sớm.

Nhưng sự thay đổi đó chỉ có được nếu số công dân có ư thức chịu lao đầu vào chính trị, coi chuyện nước như chuyện nhà, không ngưng tố cáo những sai lầm nghịch lư của nhà cầm quyền, tranh đ̣i cho bằng được các quyền đương nhiên vẫn bị Đảng tịch thu như tự do hội họp, tự do báo chí, v.v.. Đă biết bao thảm họa xảy ra v́ chúng ta phó mặc những chuyện liên quan đến đời sống của chúng ta cho kẻ khác, quá  muộn mới rơ họ là những con buôn hay quân gian đầy tham vọng. Quan tâm đến chính trị, tham gia chính trị, chống bất công bạo lực, bênh vực kẻ yếu hèn, luận suy phải trái, khinh tà hướng thiện, chẳng qua lâ thi hành bổn phận công dân, hay nói đúng hơn là cố gắng làm người.

 

Paris, 6/7/1999

Retour à DPN