Đấu tranh tư tưởng qua từ ngữ

 

Trong cuộc đấu tranh để chiếm và giữ quyền thế, thủ chế từ ngữ là một chiến thuật căn bản. Không ai hiểu rơ và áp dụng giỏi mưu lược này hơn các chủ thuyết gia độc tài phát xít và cộng sản. Họ sành cách dùng ngôn ngữ để bóp méo thực tế theo lối giải thích của họ, lung lạc tinh thần kẻ địch, tung hỏa mù trong tư tưởng đối phương khiến đối phương mất óc phê phán dễ bề ngả theo họ hay lư luận của họ.

 

Thủ đọan đơn giản và hữu hiệu nhất trong gian kế trên là biến nghĩa của một số từ thông thường bằng cách gắn vào nghĩa cũ ư tứ hoặc sắc thái đặc biệt và nện hoài những từ đó,  riết cho dần dà ai nấy, dù muốn hay không, cũng bị ảnh hưởng bởi ư thêm thắt kia trong ngôn ngữ của ḿnh . Điển h́nh là hai từ « tả » « hữu » : gần một thế kỷ tuyên truyền của giới xă hội chủ nghĩa đă đồng hóa phe tả với óc b́nh đẳng, tiến bộ, nhân đạo và phe hữu với tính phong kiến, hủ lậu, ích kỷ ; kết quả là tại Pháp, cho tới giờ mặc dầu bức màn sắt đă sụp đổ lộ rơ bản chất thô bạo lạc hậu của xă hội chủ nghĩa, dân thuộc phái xă hội vẫn hănh diện ḿnh thuộc phe tả, trong khi các đảng phái bảo thủ ngượng ngùng không muốn tự nhận thuộc phe hữu. Tới tận những năm 80, từ « bourgeois » (trưởng giả, tư sản) thông đượm nhiều tính xấu như giả dối, hủ bại đến nỗi biến thành một tiếng chửi, ngay kẻ trưởng giả phe hữu cũng ngại dùng từ đó chỉ mînh.

 

Trắng trợn hơn nhưng cũng rất công hiệu là phương pháp giữ nguyên nghĩa b́nh thường của từ nhưng đặt nó trong một cảnh huống khác để chỉ một sự kiện trái ngược : khi các trại lao tù được gọi là « trại cải tạo » theo cớ trại có trách nhiệm huấn luyện kẻ có tội thành con người mới, từ « cải tạo » có tác động gợi h́nh ảnh hiền lành của những lớp học cần cù che lấp đi h́nh bóng những thể xác xanh xao đói rách của tù nhân vâ gây ấn tượng tốt cho một công cuộc ác độc có thể gây sự phẫn uất trong dư luận. Một chủ tâm tương tự lấp sau từ ngữ « ḥa giải dân tộc » khi nó được áp dụng cho chính sách nuốt trôi hay trung lập hóa các đoàn thể đối kháng. 

 

Mánh lới thâm hơn là dùng những từ sẵn có với nghĩa khác hẳn tuy nơ nớ giống, ban cho những từ này một tính mơ hồ giúp sự đánh lận con đen khi cần. Thí dụ từ «Việt kiều », nguyên chỉ người dân Việt  ở xứ người đối với nước người, nay ở Việt Nam được thông dụng với nghĩa người Việt định cư ở xứ người mang quốc tịch nước người đối với nước Việt Nam. Thời xưa từ « Việt kiều » chỉ được dùng trong báo chí ở/về nước ngoài, trong nước không có sự phân biệt người dân Việt ở nhà hay ở xa, ở đâu có quốc tịch Việt là người Việt, có quốc tịch nước ngoài là người ngoại quốc (có thể được chỉ rơ là người Việt dân ngoại quốc hay người ngoại quốc gốc Việt tùy theo trọng tâm ít nhiều để vào liên hệ chủng tộc). Với từ « kiều » trong nghĩa mới, cộng sản làm như mọi người Việt hải ngoại đều có quốc tịch nước ngoài, tránh phải nhắc tới họ như kẻ di tản trốn cộng. Nhưng khi qui chế ngoại nhân của những người về thăm hay ở cố hương ngăn cản hành động của nhà chức trách cộng sản, họ không ngần ngại dựa vào nghĩa cũ của danh từ để bảo trên đất Việt Việt kiều vẫn là dân Việt Nam vâ phải được (bị) đối xử như công dân Việt (như chính quyền Việt Nam trả lời xứ quán Bỉ mới đây trong trường hợp Đặng-Vũ Chính).

 

Ngoài ra, c̣n phương sách đặt một lô từ mới một cách không cần thiết, nhiều khi không đúng ư bằng từ cũ, trong sinh hoạt và sự việc (tài khoản thay  trương mục, chất lượng thay phẩm chất, tham quan thay đi thăm, v.v.), cốt để biểu thị quyền uy của chế độ và đánh dấu tân trào. 

 

V́ tầm quan trọng của ngôn ngữ trong cuộc chống đối độc tài, cần phải cảnh giác khỏi bị từ ngữ riêng của đối thủ thâm nhiễm rồi vô hiệu hóa tư tưởng của ḿnh. C̣n ǵ trớ trêu hơn khi nghe người quốc gia nói chuyện đi « học tập »sau ngày « giải phóng » gần « thành phố Hồ Chí Minh » ... Chấp nhận và sử dụng từ ngữ do cộng sản thủ chế có nghĩa là thua chí họ và từ thua đến đầu hàng,  c̣n ǵ nữa đâu để mà đấu với tranh ?

 

Retour à DPN