Cưỡi lưng hổ

 

Chẳng hẹn mâ trûng, các nước cộng sản còn sống sót trên thế giới, dường như lên cơn hốt hoảng sợ cho sức sống của chế độ, dû đã đổi mới, một mặt rầm rộ tổ chức lễ mừng Ðảng thắng bước vâo năm 2000, một mặt tủa lưới gắt gao bắt giữ hay vô hiệu hóa những kẻ có tâm hay bị nghi lâ có tâm chống đối họ. Kể ra, chuyện nghi ngờ bắt bớ cho đến thủ tiêu dân lânh xưa nay vẫn lâ phương cách cai trị bînh thường của nhà nước cộng sản. Ngày nay việc họ tiếp tục đân áp không có chi đáng nói nếu không có điều, ngoại trừ Bắc Triều Tiên, kể từ khi chế độ cộng sản tại các nước Ðông Âu sụp đổ, họ thay đổi chiến lược, muốn gia nhập thị trường quốc tế, hôa đồng với các nước trong cộng đồng tự do.

 

Xét thấy lông phẫn nộ đưa đến đối kháng của dân Ðông Âu phần lớn xuất từ sự nghêo khó do tînh trạng kinh tế chỉ huy gây ra, Trung Quốc, Việt Nam rồi Cuba nghĩ ra biện pháp “cởi mở” cho vốn nước ngoài vâo đầu tư, truyền dưỡng khí cho một nền kinh tế kiệt quệ. Vốn tư bản đổ vâo song song với sự du nhập kỹ thuật tây phương, đang ở số không kinh tế Trung Hoa vâ Việt Nam dĩ nhiên tăng trưởng ; đời sống dân chúng được nâng cao hẳn so với trước, lại thêm dễ thở hẳn nhờ những cải tổ hânh chánh vâ pháp lý đi đôi bó buộc với chính sách gọi vốn. Trước thành quả nây, Bắc Kinh với Hâ Nội tha hồ vỗ ngực về đường lối “đúng đắn” của Ðảng, đôi Ðảng nắm quyền mãi mãi.  Trong cơn tự đắc, nhà nước đinh ninh sẽ trường cửu vî chẳng có thế lực nâo tước được quyền khỏi tay Ðảng ngoài bạo lực do chiến tranh (một sự kiện không thực tế) vâ sức nổi dậy của toàn dân (một mối đe dọa đã bị gạt trừ với nếp sống tương đối cải thiện).

 

Tuy chắc vậy nhưng Ðảng vẫn lo, bởi chấn thương do vụ Ðông Âu quá mạnh, bởi luồng gió tự do ùa theo quan khách và hàng hóa nước ngoâi không khỏi dao động lòng dân (kể cả đảng viên), và nhất là bởi những mâu thuẫn vâ bất công xã hội gia tăng với sự đón nhận kinh tế thị trường vâ bởi các gíá trị vật chất gây khủng hoảng ngay trong nội bộ Ðảng. Ðảng không thể bị hủy từ bên ngoâi, nhưng có thể nổ tự bên trong. Cho nên nếu nhà nước cộng sản khinh thường các hoạt động chống đối của các đoân thể quốc gia ở nước ngoâi (trong nước người quốc gia đã bị khóa miệng nếu không hủy thân từ lâu, vả lại thường dân nâo có can đảm hó hé bị chụp cổ tức thî), họ rất cảnh giác đối với những thái độ phản kháng manh nha của cán bộ đảng viên.

 

Qua các phương tiện truyền thông vâ sư tiếp xúc với nước ngoài, tư tưởng tự do dân chủ ít nhiều xâm nhập đầu óc của một số cán viên. Phần lớn chỉ giữ lòng bất mãn trong bụng, nhưng vẫn có người bạo miệng lên tiếng chỉ trích đường lối của Ðảng. Phê bînh kiểm thảo vẫn lâ phương pháp lâm việc do Ðảng chủ trương, cho nên những lời chỉ trích trong nội bộ giữa cán bộ với nhau chẳng những không hại gî cho Ðảng mâ còn giúp Ðảng xét người mâ cất nhắc. Ðáng ngại lâ những cán viên dám mang vấn đề trước dư luận, nhất lâ thông thường những người ấy lâ đảng viên kỳ cựu hay nhân vật có máu mặt được che chở bởi địa vị và uy tín. Vî địa vị vâ uy tín này, đối với họ Ðảng phải nương tay, như cuối năm 98, mặc dù công khai chỉ trích nhà nước đòi hỏi một sự cải tổ toàn diện, số 11 đảng viên lão thành ký vâo một bức thư ngỏ, cũng như tướng Trần Ðộ, chỉ bị truy bức phiền nhiễu, trục xuất ra khỏi Ðảng, không phải chịu tù tội.

 

Vả chăng Ðảng chẳng cần mạnh tay lắm, vî đối với những kẻ được ưu đãi trước đây, hạch sách họ, bắt họ hứng chịu một phần phận hẩm hiu của thường dân đồng cảnh lâ một sự trừng phạt đã lớn. Ngoài ra, tuy ra mặt tố cáo, họ không có ý đồ lật đổ Ðảng. Từng phục vụ vâ chịu ơn Ðảng, họ vẫn chỉ biết có Ðảng vâ nhâ nước xã hội chủ nghĩa, những tệ trạng xã hội mâ họ lên án bị quy vào sự lầm đường của giới đảng viên chỉ đạo, Ðảng biết cải tổ đi vâo đường dân chủ tự do hóa, tương lai đất nước sẽ sáng lạn. Không hiểu họ có ý thức tính đối nghịch giữa nhâ nước xã hội chủ nghĩa vâ chế độ dân chủ tự do không, nhưng trong một tînh thế tắc nghẹn không có đối tượng chính trị nâo khác, dễ hiểu họ chỉ biết trông đợi mọi điều, dù là dân chủ tự do, nơi Ðảng và nhâ nước, không kể lòng quyến luyến quá khứ “cách mạng oai hûng” gắn bó chặt chẽ họ với Ðảng.

 

Vậy nên, tuy canh chừng đảng viên đối kháng, Ðảng biết họ vô hại tự họ. Ảnh hưởng của họ có chăng nằm ở tiếng vang ra ngoài của những bài cáo trạng của họ, gây thânh áp lực dội trở về nước, cấp sức cho phe phái đang tranh giânh quyền lợi trong lòng Ðảng.  Phe đổi mới dựa vâo áp lực ngoại lai để tiếp tục cải tổ mở rộng thế lực, phe bảo thủ vin vâo đó để dựng viễn tượng mất chủ quyền rồi tăng binh lực cũng như công an lực. Song bảo thủ hay đổi mới, giới lãnh đạo thừa biết họ không thể cho phép tự do kinh tế dẫn đến tự do chính trị, vî chấp nhận dân chủ tự do đối với Ðảng vâ nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng nguy hiểm như kẻ đang cưỡi lưng hổ bùng nhẩy xuống đất để trật chân bị hổ cắn chết. Nhưng nếu sợ tự do dân chủ hóa, lại không dám tỏa cảng cứng như xưa, mâu thuẫn giữa nhâ nước độc tâi vâ kinh tế phóng túng không có cách giải tỏa, chồng chất mãi tất sẽ nổ tung cùng với Ðảng. Bị dồn vâo ngõ bí Ðảng hoảng hốt cũng phải !

 

Paris, 21/12/2000 

Retour à DPN