(Bài viết cho : Thân Hữu, tạp chí của Câu lạc bộ Bưởi, Chu Văn An và thân hữu, số tân niên giáp tuất, 3/1994)

Cũng nên để thần tượng sụp đổ

 Một thân nhân đă lớn tuổi có gửi cho tôi từ lâu một lá thư tỏ nỗi bất b́nh về sự « các văn nô VC chúng nó nói xấu lịch sử VN, bôi lọ các anh hùng, danh nhân Việt Nam thuở trước » và yêu cầu tôi lấy tư cách sử gia lên án « sự đốn mạt »của những tác giả như Nguyễn Huy Thiệp trong « Phẩm tiết » khi mô tả một Quang Trung cục cằn thô lỗ hay Trần Vũ trong « Mùa mưa gai sắc » và « Gia phả » cũng nêu h́nh ảnh hiếu sắc càn quấy của Quang Trung và các vị tổ nhà Trần.

Mặc dầu rất thông cảm với sự phẫn nộ trên, được chia sẻ bởi phần đông người Việt yêu nước, đă từng được giáo dục trong ḷng thờ phụng « anh hùng dân tộc », tôi khó ḷng lên tiếng chống đối các tác giả kia v́ không thấy lối viết sử ngược quan niệm chung của họ « khốn nạn » và cũng không nghĩ có bàn tay cộng sản sau sự bêu xấu danh nhân lịch sử của họ.

Sử liệu Việt Nam trước thời Nguyễn chẳng c̣n bao, vỏn vẹn có vài bộ, chứa đầy độ một giá. Tài liệu về danh nhân thật sơ sài, không đủ để hiểu rơ tâm lư nhân vật và chi tiết sự việc. Quăng trống lớn giữa sự kiện ghi trong sử sách và thực tế, sử gia chỉ biết suy luận ra, mà cũng chỉ một cách tổng quát, chẳng thể khẳng định. Phải là nhà văn với trí tưởng tượng dồi dào mới có thể lấp lại các lỗ hổng kếch sù do sự thiếu tư liệu gây ra, tạo lên một quá khứ sống động. Khác với truyện thường, truyện dă sử hay hoặc dở, có giá trị chăng, không chỉ tùy thuộc lời văn và cấu trúc, mà c̣n nằm ở chỗ có phù hợp hay không với sử liệu. Văn của hai tác giả trên rất linh hoạt, vấn đề là tư cách dựng cho nhân vật, tuy không đẹp đẽ liệu có trái ngược với những điều ghi trong sử kư không? Phải công nhận là không : Trần Thị được chép là đẹp và lẳng, nhà Trần lại theo tục loạn hôn, có bịa ra cảnh dâm ô lấy Trần Thị làm đích cũng không phải là viết truyện huyền hoặc ; thể chế nhà Trần là chế độ phong kiến dựa trên vơ bị, một vị vua đă đi tu làm thái thượng hoàng vẫn tiếp tục giữ quyền tham dự triều chính, có ghép cho ông một chút lưu luyến chiến tích cũng chẳng là nêu một điều phi lư. Tính cục cằn thô bạo mà hai tác giả trên gán cho vua Quang Trung chướng thật nhưng không mâu thuẫn với sự kiện lịch sử (ông là người ít học lại xuất thân là tướng cướp, lối đối đáp của ông đă được Ngô Thời Nhậm sắp lại cho văn vẻ trong « Hoàng Lê nhất thống chí » vẫn nhiều khi để lộ thói du côn) và không hề làm giảm tài quân sự chính trị vẫn được nhắc nhở đến của ông.

Mấy truyện bài bác danh nhân trên không khích riêng ǵ giới quốc gia mà cả người cộng sản (theo Văn Tâm trong « Góp lời thiên cổ sự », Hà Nội, Văn học, 1991) nên không thể bảo tác giả bôi nhọ anh hùng dân tộc v́ bị tư tưởng cộng sản đầu độc. Trước khi thấy bàn tay cộng sản khắp nơi, phải biết rằng h́nh ảnh « cách mạng » của nhà « anh hùng áo vải Tây Sơn » rất thích hợp với cộng sản và họ đă góp công phổ biến ḷng thán phục Quang Trung trong dân gian. Tuy phải tuyên truyền « bài phong » để sách động dân chúng chống Bảo Đại và chính thể quốc gia bảo thủ, chủ trương của cộng sản Việt Nam xưa nay không phải là đả phá anh hùng lịch sử mà là lợi dụng lịch sử và sự mến chuộng anh hùng của dân Việt để dụ người. Sự viết lại lịch sử trái chiều hướng chung nhưng có thể sát sự thật hơn bởi những tác giả sống dưới chế độ cộng sản đáng lẽ phải được người quốc gia đón mừng, v́ nó chứng tỏ một ư chí thoát ly sự giả dối, một tư tưởng bất phục ṭng hiện chỉ mới cáo giác chuyện xa xưa nhưng tất sẽ có ngày đụng chạm đến những điều húy kỵ của Đảng.

Nhiều người quốc gia không hiểu vậy v́ nặng thành kiến chống cộng và nhất là v́ nặng ḷng với các vị anh hùng lịch sử. Truyền thống sùng bái tổ tiên và tha thiết độc lập đă khiến người Việt Nam tôn thờ các nhân vật lập quốc hay chống ngoại xâm như những bậc thần thánh. Thật ra, theo tín ngưỡng dân gian, ai mất đi cũng biến thành thần nhưng chỉ là gia thần lưu sống trên thế gian trong một thời gian hữu hạn ngắn dài tùy theo công đức cá nhân. Khác với thường dân, bậc vua chúa anh hùng được thần tượng hóa ngay lúc sinh thời và là quốc thần, toàn dân phải thờ, có cơ sống măi ở cơi trần. B́nh thường ra, trong xă hội phụ quyền, gia trưởng đối với con cháu cũng như vua quan đối với dân chúng, được hưởng một sự kính nể tuyệt đối không chấp nhận sự chỉ trích bị coi là hỗn xược. Có tín ngưỡng thêm vào, sự tôn trọng bề trên trở thành sự tôn thờ vô điều kiện. Bậc thần thánh là kẻ phi phàm, chỉ có đức tính mà không có thói xấu. Khi đức tính gán cho thần thánh có căn bản thực tế như trong trường hợp các vị anh hùng lập quốc, tính cách siêu nhân của họ gần như đương nhiên. Thành tích của họ được đời đời ca ngợi và h́nh ảnh họ trở thành bất khả xâm phạm.

Thời xưa, về học thuật, ngành sử được coi như cao trọng nhất, và sử quan phải là những nho gia chẳng những uyên thâm lỗi lạc mà c̣n thanh liêm cẩn tắc, bảo đảm được cho sự đáng tin cậy của những điều ghi chép. Tuy vậy, tính đáng tin của cổ sử vẫn bị hạn chế, không chỉ bởi những trở ngại thông thường đối với người viết sử là số lượng và chất lượng cứ liệu cùng tầm hiểu biết của chính họ, mà c̣n bởi sự chi phối của cả một hệ thống tư tưởng g̣ bó. Lịch sử, theo quan điểm xưa, là những sư kiện đáng ghi nhớ xảy ra dưới một triều đại, có tác dụng bất tử hóa hành trạng của nhà vua và công thần cùng khuyên răn hậu thế noi gương cha ông. Sử kư, viết theo lối biên niên, là một công tŕnh đạo lư chính trị, có nhiệm vụ chê khen nghiêm túc nhiều hơn là một sự mô tả khách quan sự kiện. Giữa ḷng muốn trung thực và ḷng trung với nhà vua và triều đại, sử gia phải lèo lái để khỏi xu phụ cũng như phạm thượng, nếu tránh được sự xuyên tạc sự thật, khó thoát nổi thói giấu nhẹm hay phớt qua sở đoản của nhà cầm quyền cùng sở trường của kẻ đối đầu họ. Trong chiều hướng này, những vị anh hùng lập quốc làm sao không được đề cao tột độ ?

Nhưng dù sử gia xưa có ư tuyên dương công trạng của các nhân vật lịch sử, lối viết gạn lọc đến độ khô khan củn lủn không để chỗ cho sự tả cảnh tả t́nh cho phép h́nh dung con người sống động dưới bộ áo anh hùng, chỉ đủ sức nêu lên một h́nh ảnh trừu tượng không oen vết nhưng không mấy hấp dẫn đối với quần chúng. Mà cho tới thế kỷ 19, ngoài sử quán, chẳng mấy ai để ư đến quốc sử : trừ một thiểu số, giới có học bị tha hóa trong văn hóa Trung Hoa cũng như nhát sợ đụng tới triều đ́nh, khi cầm bút chỉ thích hay dám lấy chuyện nước người ra dẫn chứng ; tên tuổi của một vài nhân vật có được truyền tới tai quần dân, chân dung và hành trạng của họ cũng chỉ được thuật lại một cách mơ hồ để trí tưởng tượng của dân gian tha hồ thêu dệt tùy theo ḷng khâm phục hay khiếp sợ. Quốc sử chỉ được thực sự phổ biến từ khi có nền tân học, nhưng sự sử học được du nhập vào chương tŕnh học vấn chưa đủ giải thích sự gắn bó ngày nay của phần lớn dân Việt Nam với lịch sử nước nhà.

Nếu giờ đây phần đông chúng ta cảm thấy gần gũi với các nhân vật quốc sử và hết ḷng ngưỡng mộ các bậc danh (dị, vĩ) nhân, cùng thấy ḿnh có trách nhiệm đối với lịch sử, điều này không phải do một truyền thống « yêu nước » có tự ngàn xưa như chúng ta thường được giảng dạy, mà do một phong trào truyền bá tư tưởng kháng ngoại được cổ vơ suốt một thế kỷ chống thực dân. Ư niệm yêu nước thực ra là một ư niệm tương đối mới, đi đôi và tiến hóa với ư thức quốc gia của dân Việt, coi như bắt đầu thành h́nh với nhà Lư. Nhưng trước khi nhà Lê lập chế độ tập quyền, ư niệm xă tắc (khởi nguồn cho ư niệm quốc gia) lỏng lẻo bởi một số đông dân không trực thuộc nhà vua mà thuộc vị vương tước được phong đất. Cho nên khi hịch răn tướng sĩ « thấy chủ bị nhục mà không biết lo », Trần Hưng Đạo kêu gọi nhiều đến t́nh và lộc ràng buộc quân sĩ với chính ông hơn là với triều đại. Với nhà Lê, thái ấp bị băi bỏ, liên hệ giữa dân và nhà vua không c̣n trung gian nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, tới tận thế kỷ 19, khái niệm yêu nước không được đặt ra, v́ đất nước bị gom trong hînh ảnh nhà vua, tượng trưng cho xă tắc : Lư do được đưa ra để kháng ngoại xâm không phải là chính sự ngoại xâm mà sự tham bạo của quân xâm lăng, và duyên cớ thúc gịuc dân kháng chiến không mấy để rửa nhục mà để phục hồi nhà vua chính thống bị giặc phế. Hồi đầu Pháp thuộc, tư tưởng và lư luận này vẫn được duy tŕ cho tới khi các thuyết chính trị Âu châu du nhập Việt Nam.

Khi hết tin tưởng vào vua Nguyễn, và khi chế độ thực dân thật ra không tàn bạo hơn chế độ chuyên chính cũ, muốn động viên dân chúng nổi dậy giành độc lập, phải thổi vào họ một niềm hứng khởi khác, thay thế ḷng trung với vua hay triều đại, xưa nay tượng trưng cho nước, bằng ḷng yêu nước trừu tượng lấy các danh nhân lịch sử làm nền tựa. Lịch sử v́ lè đó biến thành một dụng cụ đấu tranh đượm màu thiên vị được mọi đảng phái khai thác, đặc biệt bởi đảng cộng sản đă nỗ lực huyền thoại hóa nhân vật và thành tích của họ Hồ để nối họ Hồ với các anh hùng xưa và Đảng với các triều đại trước. Ḷng yêu nước và sự khắng khít với cổ nhân tuy là một điều tốt đẹp, nhưng xét ra cũng chỉ là sản phẩm của lịch sử. Nhận thức vậy không có nghĩa là thóa mạ hay từ bỏ tâm t́nh ấy, mà là tiến bước đến sự hiểu ḿnh, hiểu người, biết đón tiếp một sự thật không hào nhoáng và tương đối, tóm lại, là trưởng thành.

Retour à DPN