Chiêu bài ổn định 

 

Việt Nam hiện nay là hội trường của một cuộc hôn phối quái đản giữa tư bản và cộng sản. Trong cuộc săn t́m mối đầu tư có lợi nhất, giới tư bản quốc tế chấm Việt Nam như một nước có nhiều triển vọng khai thác, tuy ngại ngùng v́ Việt Nam do cộng sản cầm đầu, lại rất e sợ sự yên ổn làm ăn không c̣n được đảm bảo nếu Việt Nam sinh chính biến. Về phần nhà cầm quyền Hà Nội, sự phá sản của Nhà nước ép họ mở rộng kinh tế với hy vọng nâng cao mức sống của dân và nhờ đó tránh được nguy cơ dân nổi loạn. Với những lư do khác biệt nhưng trùng hợp, giới chính trị và thương mại quốc tế cùng  nhà cầm quyền Hà Nội đương nhiên thông đồng để t́nh trạng kéo dài, giúp cho Hà Nội có thời gian củng cố một địa vị đương lung lay trong khi các công ty ngoại quốc tha hồ xâm nhập thị trường Việt Nam mới. Thể theo chính sách thực tế được phần lớn các quốc gia cổ xúy, nhà hữu trách các bên kêu gọi dư luận bớt nghiêm khắc đối với Hà Nội, ngơ hầu duy tŕ một t́nh trạng ổn định thích hợp với nghiệp vụ  kinh doanh, có năng lực phát triển nền kinh tế Việt Nam đồng thời tự do hóa chính thể.

 

Sự ổn định, điều kiện tiên quyết cho mọi việc đầu tư dài hạn, từ là yêu cầu của giới tư bản biến thành thần chú do Đảng dùng để khóa miệng những ai đ̣i dân chủ tự do ngay cho Việt Nam. Luận cứ “cần sự ổn định để phát triển kinh tế” giải thích theo cộng sản và tư bản là “cần duy tŕ chế độ hiện hữu v́ chính biến có thể gây bất lợi cho sự đầu tư”. Trong lư đoán của họ, người dân sống lâu năm dưới chế độ cộng sản không quen bầu cử tự do với đa đảng, thiếu chín chắn để hưởng  dân chủ, nên vẫn cần Đảng d́u dắt, để họ dân chủ ngay là dọn đường cho cảnh hỗn loạn. Lư luận này nghe chẳng khác ǵ luận điệu của thực dân thời xưa khi chê dân thuộc địa chưa trưởng thành để tự trị c̣n cần mẫu quốc nắm đầu dạy bảo. Nó biểu hiện tính trơ tráo của kẻ bạo quyền cùng một sự khinh dân vô bờ bến.

                                                                                                                                                      Những vụ lộn xộn đổ máu tại các nước chư hầu Nga Sô cũ được cộng sản với tư bản nêu lên để biện minh cho khẳng định trên. Nhưng sao không nhắc đến quá nửa quốc gia Đông Âu khác cũng bỏ cộng sản mà không gặp xáo trộn ǵ đáng kể? Ngay về phần Nga Sô, xét ra, nguyên do của các biến cố chẳng phải nằm ở sự thiếu óc dân chủ của quần chúng hay sự bất tài của phái dân chủ, mà ở sự ngoan cố của phe cộng sản thủ cựu vẫn mộng nắm quyền, không biết ăn năn hối lỗi rút lui. Sự bất ổn tại các nước cựu cộng, nếu có, là do nhóm cán viên luyến tiếc thời đảng trị phiến động, không bắt nguồn tù sự thiếu tinh thần dân chủ của quần dân hay sự bất tài của phe dân chủ.

 

Khẩu hiệu “cần duy tŕ sự ổn định để phát triển kinh tế” do cộng sản tung ra với sự đồng lơa của giới tư bản quốc tế chung qui chỉ là sáo ngữ che đậy manh tâm của cộng sản sẵn sàng dùng sự ổn định làm con tin, đe dọa gây loạn nếu bị tước quyền, chẳng khác chi quân cướp dọa ăn không được th́ phá cỗ.  

9/10/1993

Retour à DPN