Dương Thu Hương : Tiểu thuyết vô đề

 

Có một vài độc giả Tin Tức số 2 cho là tôi quá khắt khe với Dương Thu Hương v́ bà chả dứt khoát với chế độ là ǵ nếu không công an đă chả bắt bà (để sau rồi vẫn phải thả). Vả lại cứ đọc tác phẩm « Tiểu thuyết vô đề » của bà th́ rơ lập trường của bà đă thay đổi ra sao. V́ tôi quả chưa đọc sách này khi viết bài về các tác giả Hà Nội, nghe độc giả chỉ trích, tôi đă t́m đọc cuốn đó và thấy nhận xét của tôi về Dương Thu Hương cùng những tác giả cùng quan điểm với bà cần được bổ túc thêm.

 

Thoạt tiên, phải công nhận là với « Tiểu thuyết vô đề » (Stanton CA, Văn nghệ, 1991), Dương Thu Hương đă tiến thêm một bước trong nghệ thuật viết văn cũng như trong tư tưởng chính trị. Đặc biệt với sách này, bà là phụ nữ Việt Nam đầu tiên và là một nữ tác giả hiếm hoi trên thế giới viết về chiến tranh qua nhăn quan của binh lính hành quân. Kể từ « Những thiên đường mù » bà đă nắm vững cách bố cục gọn gàng mạch lạc. Về văn phong, sự tiến bộ thể hiện trong ngôn từ, phong phú hơn, và câu văn thêm chải chuốt, tuy sự chải chuốt ở phần tả cảnh có khi thái quá đến độ sáo với những h́nh tượng có vẻ ép gượng. Phản ứng và lời lẽ của các nhân vật, nhờ được bới sâu hơn,thấy tương đối tự nhiên và thuận lư  

 

Cái đề mà Dương Thu Hương không tiện đặt tên cho truyện chính là sự mở mắt dần của một sĩ quan Bắc Việt tên là Quân (coi như phát ngôn viên của tác giả) về sự giả dối của « chính nghĩa » cộng sản và tính cách thảm khốc phi lư của chiến tranh, trải qua hơn mười năm đi bộ đội. Đề tài này, Dương Thu Hương không phải là người (cựu) cộng sản đầu tiên nêu lên. Trước bà, can đảm hơn và sáng suốt hơn v́ ngay giữa thời chiến, đă có Xuân Vũ kể lại rành mạch phận gian lao nhục khổ của binh lính cộng sản cùng sự tỉnh ngộ của chính ông trong quyển hồi kư « Đường đi không đến » (Sài G̣n, tác giả, 1973). Ngày nay, ít ai đọc Xuân Vũ, nhưng mọi người bàn tán về cuốn sách của Dương Thu Hương, không mấy v́ giá trị riêng của cuốn sách mà nhiều v́ tính hiếu kỳ muốn hiểu biết thêm về một tác giả đang có vai tṛ lănh đạo trong giới trí thức Hà Nội.

 

Về phương diện chính trị, một cuốn sách phản chiến viết hơn 15 năm sau cuộc chiến như « Tiểu thuyết vô đề » chẳng có tích sự ǵ ngoài sự giải bày tâm sự của riêng tác giả, và nó sẽ không được lưu tâm nhiều tới nếu không thuộc một trào lưu hiện thực ngóp lên giữa cơn khủng hoảng của ư thức hệ cộng sản. Tuy quá muộn màng v́ phải đợi tới khi toàn dân đă ḥan toàn kiệt quệ mới lên tiếng đả kích chế độ, Dương Tu Hương cùng đồng bạn có công đóng góp chứng liệu vào bản án chống sự thống trị của Đảng, dựa trên hiệu lực của một chủ thuyết vô nhân đạo.

 

Như trong các tác phẩm trước nhưng mạnh bạo hơn, Dương Thu Hương lột mặt nạ ái quốc và cách mạng của lớp lănh tụ cộng sản, đă đưa ra một chủ thuyết bịp bợm làm tôn giáo để củng cố quyền lực, và đă không ngần ngại xua hàng vạn thanh niên vào cơi chết trong cái cuộc chiến tranh gọi là « chống Mỹ Ngụy » dằng dai thảm khốc (trên 150 người gồm đại đội của Quân, chỉ c̣n 12 người sống sót). Dương Thu Hương cho một cán bộ cao cấp đáp cùng tàu với Quân nói trắng trợn rằng « đối với một dân tộc ấu trĩ như dân ta, t́m cho họ một tôn giáo thích hợp, dẫn dắt họ đến lễ đài vinh quang bằng con đường ngắn nhất, dễ trăm lần dạy họ văn minh… Dân ḿnh ngu lắm. Phải có tôn giáo dẫn dắt và phải có ngọn roi để dạy dỗ họ ». Trong khi đám dân « khiếp hăi, cuồng si » v́ ăn phải bùa cộng sản « chờ đợi một tín hiệu là nhất loạt nhảy vào dầu sôi hay hỏa ngục », nhóm lănh tụ tha hồ ăn trên ngồi chóp. Dưới xă hội chủ nghĩa đâu đâu cũng thấy tṛ ngụy trá thối tha, con người mất cả nhân cách đến độ « thời nầy, gương mặt người cũng biến dạng đi, không c̣n giống cái mặt người ».

 

Đi xa hơn phần lớn các tác giả Hà Nội khác, ngay từ trước « Tiểu thuyết vô đề », Dương Thu Hương đă bác bỏ chủ thuyết Mác xít như một mớ tư tưởng hủ lậu, không sai lầm th́ cũng không thích hợp với Việt Nam. Sự lănh đạo của Đảng do đó không c̣n lư do để tồn tại, và bà đă đ̣i hỏi một thể chế dân chủ đa nguyên. Nhưng đa nguyên tức phải gồm toàn thể những người quốc gia đă có công xây dựng miền Nam Việt Nam, đem lại cho dân miền Nam đủ căn bản để, mặc dù phải đương đầu với chiến tranh (cần được nhắc lại là từ 1956, cuộc chiến xảy ra trên đất Nam và gây thiệt hại cho miền Nam nhiều hơn) và chịu cơ cực sau hơn 15 năm rơi vào tay cộng sản, vẫn năng động và « sung túc » hơn đồng bào miền Bắc bị Đảng trực tiếp bóp chẹt cả nửa thế kỷ.

 

Thế nhưng dù không c̣n coi người quốc gia như kẻ thù mà như kẻ đồng nạn, tuy bà vẫn c̣n quen miệng dùng danh từ « ngụy » để chỉ họ, cũng như đại đa số trí thức tiến bộ cựu cộng sản hay « bạn đồng hành », bà vẫn có chiều xa cách gần như đố kỵ người quốc gia. Chắc v́ một thứ mặc cảm tị hiềm hay tự ti nào đó. Mà thật, khi tất cả những nhận định của người quốc gia ngay từ buổi đầu về cộng sản trở thành một sự hiển nhiên, sự mù quáng hữu t́nh hay vô thức của những vị đó trong bao năm bỗng nhiên không khỏi vạch trần óc ngoan cố hay thiếu suy xét của họ. Trong « Tiểu thuyết vô đề », mặc dầu Dương Thu Hương có chủ ư phơi bày những nguyên ủy của chiến tranh Việt Nam, bên nhiều nhận xét rất sâu sắc, có những khẳng định nông cạn bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết hay thành kiến về lập trường quốc gia. Sâu sắc v́ Dương Thu Hương thấy rơ động cơ chính của nhóm lănh đạo cộng sản chung qui là quyền lực (« c̣n đứng trên lễ đài, cờ xí rợp trời, lưỡi lê tuốt sáng trắng lóe, súng đại bác gầm thét…, đó là niềm thụ hưởng tối cao của quyền lực, tiền bạc với ái t́nh cũng không sánh được »), các mỹ từ như tổ quốc vinh quang họ đưa ra để huy động dân khiến dân hy sinh xương máu và hạnh phúc, « đơn giản là bánh thánh phát cho lũ trẻ vị thành niên ». Nông cạn v́ Dương Thu Hương không tách hẳn hoi chủ nghĩa và con người, không phân định tương quan giữa người và lư tưởng để thấy ảnh hưởng khác biệt trên tâm t́nh và sự kiện của những học thuyết khác nhau, nên dễ vơ đũa cả nắm, coi quốc gia cũng như cộng sản (« chúng tao thờ một chủ thuyết. Chúng mày cũng thờ một chủ thuyết »), tuy bà thừa hiểu lư tưởng quốc gia « đa thần » tức đa dạng, không thể là một chủ thuyết độc đoán dễ lường gạt người như chủ thuyết cộng sản. Nên tuy nắm xương tàn nào cũng biến thành tro bụi, nước mắt nào cũng cay đắng như nhau, không thể v́ cái chết của cán binh cộng sản đáng thương xót ngang sự tử trận của người lính quốc gia (« một đợt sóng lừng từ chân trời cuồn cuộn… trùm phủ khắp nơi… những người lính chiến đấu cho quốc gia lẫn chúng tôi, đội quân chiến đấu cho chủ nghĩa xă hội ») mà đồng hóa mọi lư tưởng. Không những Dương Thu Hương tiết kiệm sự t́m hiểu người quốc gia, h́nh ảnh bà vẽ về người lính quốc gia không mấy tốt đẹp ; đă đành có chiến tranh là có sự dă man đê tiện, nhưng hai lần duy nhất lính quốc gia được nhắc tới th́ lại dưới h́nh ảnh quân hiếp dâm và tên nhát hèn.

 

Tiến bộ hơn trước, Dương Thu Hương đă hết hứng khởi v́ những khải hoàn môn chiến thắng trước giờ vẫn được cộng sản đề cao để biện minh cho sự chính đáng của chủ thuyết. Lớn mật hơn đồng bạn, bà đă dám ám chỉ Mác cũng như Bác khi để Quân thốt : « Vị thần chúng tao thờ trên là Mác, mũi lơ, mắt xanh, râu rậm. C̣n vị thần chúng mày thờ tên là ǵ ? Tóc thưa hay tóc rậm ?Trán hói hay trán vuông ? Để râu dê hay râu cáo ? » Nhưng như để tránh phải mổ xẻ cặn kẽ sự thắng lợi của cộng sản, đồng thời khỏi phải đặt thành vấn đề cả lịch sử Việt Nam từ thời có Đảng, tức phải truy trách nhiệm của cả lớp trí thức trong sự nắm quyền của Đảng và sự đày đọa của dân Việt, bà dừng sự phân tách động cơ chiến tranh ở sự ham danh lợi, sẵn sàng hạ những lư tưởng nghịch cộng, cũng là bánh thánh cả, để dễ bề xí xóa cả làng. Bà coi như từ chối sự đối thoại khách quan với người quốc gia bởi, thay v́ để Quân đối chất tư tưởng với một viên sĩ quốc gia già dặn, bà cho nhân vật ấy thị oai với một chú lính trẻ sợ chết. Chủ ḥa là một tư tưởng cao đẹp, nhưng xếp ngang kẻ cướp với kẻ bị giựt, kẻ gây hấn với kẻ tự vệ, chẳng ḥa giải được ai mà chỉ làm tăng sự phẫn nộ của hai bên, bên bị tố cáo và bên bị phụ ḷng. Năm mươi năm nội chiến và hận thù chỉ có thể được hóa giải nếu có sự xét đoán công minh. Công nhận ḿnh đă nhầm lẫn hay bị lừa là một thái độ can đảm, nhưng không biết thừa nhận lư lẽ của (cựu) đối thủ đă mất nhà, mất của, mất cả cuộc đời v́ sự nhầm lẫn hay lường gạt đó, là c̣n thiếu tinh thần phục thiện và trí óc trung thực.

 

Muốn tạo nên một lực lượng tinh thần hùng hậu để có thể xoay ngược t́nh thế và lôi cuốn toàn dân vào công cuộc tái thiết đất nước, những nhà trí thức tỉnh mộng như Dương Thu Hương c̣n phải tiến thêm bước nữa trên con đường giác ngộ sao nối được liên lạc với những người quốc gia chưa bao giờ bị ru ngủ bởi « chính nghĩa » cộng sản, cũng chẳng thờ phụng tuyệt đối tôn giáo nào, chỉ biết ưa chuộng và bảo vệ tự do, muốn thực hiện công lư và giúp cho dân Việt Nam được no ấm, nhưng đă bị cộng sản nguyền rủa, hạ nhục và đánh đuổi từ nửa thế kỷ nay. Dám mong một người thừa óc thông minh và tính cương trực như Dương Thu Hương quả cảm hơn nữa !    

 

(Bài viết cho Tin Tức 12/1991)

 

Retour à DPN