Đức Giáo hoàng và cộng sản

 

    Muốn cải thiện một xă hội tất phải vạch trần mặt trái của nó. Cho nên Đức giáo hoàng, lănh tụ tinh thần của hàng trăm triệu dân công giáo đang sống dưới chế độ tư bản hay tập tễnh tư bản, không ngớt cảnh giác giáo dân chống tư bản rừng. Những lời tố cáo tư bản của Giáo hoàng, tuy khắt khe, không có ǵ phi lư  nếu không đượm vẻ hằn học và được kèm theo nhiều nhận định vừa nhất quyết vừa sơ sài, có thể gọi là hàm hồ, về lịch sử và chính sự.     

       

   Điển h́nh cho quan điểm của Giáo hoàng là bài phỏng vấn Jean Paul II đăng trong báo Libération ngày 2/11/93,  khá làm dư luận thắc mắc v́ một số khẳng định ngược đời. Như Giáo hoàng chỉ qui cho tư bản trách nhiệm về “một số lớn vấn đề xă hội và nhân sinh quan trọng đang làm Âu châu và thế giới đau khổ”, mặc dầu trên thực tế, đa số các cuộc chiến hay rối loạn đang xảy ra bắt nguồn từ những vụ tranh chấp tôn giáo hay những khó khăn chính trị kinh tế do cộng sản hay cánh tả xui ra. Sau 15 năm sống trong nhung lụa, Giáo hoàng Jean Paul II chắc đă quên thực trạng của các nước xă hội chủ nghĩa nên mới luyến tiếc “những điều tốt do cộng sản thực hiện: sự chống nạn thất nghiệp, sự quan tâm đến người nghèo...”, và ghép những ai không thấy vậy vào tội “bênh tư bản quá trớn”.

 

    Ngay những người không có cảm t́nh ǵ với tư bản cũng khó bảo cộng sản thành công trong sự chống nạn thất nghiệp hay giải quyết sự nghèo khổ : Cho mọi người (mà có thật mọi người không?) công ăn việc làm nghe hay thật, nhưng đó là công việc ǵ, được trả lương ra sao? Dưới chế độ nô lệ lạc hậu, mọi người đều có việc làm cả đấy nhưng không một ai lấy đó làm gương sáng! Cộng sản khoe chặn được nạn thát nghiệp nhưng khi việc làm, phần lớn nặng nhọc hay vô vị, được đổi lấy một đồng lương eo hẹp chết đói, khiến dân kêu “nhà nước giả vờ cho tôi việc th́ tôi giả vờ làm việc”, thành tích của họ chẳng khác chi một tṛ múa rối, càng bi đát hơn khi đất nước phải trả giá nó bằng một sự phá sản toàn diện. So sánh sao được sự măn nghiệp theo lối cộng sản với nạn thất nghiệp dung ḥa bởi tiền trợ cấp xă hội trả cho người không có việc làm tại các nước tư bản tây phương, dù t́nh trạng này không có ǵ tốt đẹp? Giải quyết nạn nghèo khó bằng cách biến cả nước (trừ thiểu số cán bộ cao cấp được ưu đăi) thành dân nghèo hèn đến độ ăn xin, thay thế một sự bất công thường bởi một sự bất công vĩ đại, đáng phục chăng ?  

 

    Đức Giáo hoàng muốn cứu văn “những hạt giống sự thật trong chương tŕnh của xà hội chủ nghĩa”. Những hạt giống này, nếu có, đă bị cộng sản chôn vùi thật sâu ngay hồi đầu, không cách nào lên mầm, như Procyon mỉa mai trong báo Le Monde ngây 4/11. Ai cũng biết “địa ngục đày rẫy ư định tốt” nhưng chẳng ai v́ vậy khen địa ngục, và cũng chẳng ai gắn liền ư định tốt với địa ngục v́ hiểu rằng muốn thực hiện ư định tốt phải biết tránh địa ngục, cũng như loại suy ra, muốn hạt giống sự thật nẩy nở phải xa lánh xă hội chủ nghĩa.

 

     Không phải v́ Jean Paul II xuất thân trong một giáo hội có công đuổi cộng sản mà những nhận xét của ông về cộng sản đúng cả. Vả lại lời lẽ của ông đầy mâu thuẫn, làm như ông nuối tiếc thời Đông Âu c̣n cộng sản, thời chế độ độc tài “duy tŕ một tầm vóc khác nơi con người” nhờ tạo nên những điều kiện thử thách rèn luyện được những người cỡ Soljenitsyne hay chính ông. Có điều, như nhà văn Adam Michnik, cũng người Ba Lan như ông, trả lời ông (Libération, 4/11), nếu cộng sản độc tài luyện được một số cá nhân xuất chúng, giải thoát được những giá trị căn bản nơi họ, đại đa số quần chúng đă bị chế độ dồn hàng ngày vào “sự gian dối, sự sa đọa tinh thần và sự hủ hóa vật chất” khiến xă hội hậu cộng sản là mồi ngon cho mọi sâu mọt hoành hành.   

 

    Trong một thế giới mở rộng cho tư bản thắng thế vô địch thủ, Đức Giáo hoàng đă khéo chỉ cho nhân loại bất măn một đối tượng thù nghịch dễ nhận và dễ ghét: tư bản rừng. Nhưng tư bản rừng do đâu mà có và phát triển, và phải ngăn chặn nó ra sao, th́ những câu hỏi này được các giáo hội trả lời rất mập mờ và phiến diện. Trong khi thế giới đang đảo điên v́ muôn vàn tệ trạng như cố chấp, cuồng tín, ganh ghét, hận thù..., dựng đứng luật rừng của tư bản thoái hóa làm nguồn gốc chính của mọi bất công là một thái độ chính trị không mấy xác đáng nhằm đưa ra một ngáo ộp che đậy những tác nhân sâu xa khó tố cáo hơn. Khôi phục một cộng sản Thiện để sóng đôi với tư bản Ác lại là một tính toán không ổn khác. Các dân có đạo và ngoại đạo trông chờ cao thâm hơn và khác hơn ở một vị lănh tụ tinh thần đầy uy thế như Giáo hoàng.

 

11/1993

Retour à DPN